Maximalism là gì? Phá vỡ lối mòn thiết kế với maximalism
Maximalism được biết đến là vẻ đẹp sống động nhất trong muôn vàn vẻ đẹp, maximalism can đảm và tự do, phá cách nhưng đầy nguyên tắc với những sáng tạo không biên giới, tạo nên những thiết kế tuyệt vời có 1-0-2. Thế nhưng trong những năm gần đây, maximalism đã tạm bị gạt sang một bên bởi phong cách tối giản được chú trọng và phổ biến rộng rãi. Đó là những gam màu đơn sắc trắng, đen đơn giản, thanh lịch và đa dụng. Tuy nhiên, những thiết kế tối giản “giông giống” nhau xuất hiện khắp mọi nơi trong một thời gian dài khiến mọi người bắt đầu cảm thấy nhàm chán và mong muốn có những thiết kế mang tính khác biệt, phá vỡ lối mòn hiện tại. Vậy thì maximalism chính là câu trả lời. Hôm nay, hãy cùng colorME bước chân vào mảnh đất maximalism trù phú này nhé.
- Font chữ ảnh hưởng tới tâm lý thị giác như thế nào? Khám phá ngay
- Top 5 Phần mềm tách nhạc từ Video dễ dàng trên Mac OS và Win
- Chụp Film cho người mới bắt đầu: Phân loại Film.
- Kỹ thuật chụp ảnh Bokeh (Phần 2): 6 Tips chụp hiệu ứng xoá phông cực ảo diệu
- Phong cách Retro - sự hòa trộn của hoài cổ và hiện đại
- [Tips] để có một Instagram hoàn hảo
1. Maximalism là gì? Khác biệt với minimalism như thế nào?
Nếu minimalism đề cao sự tinh giản, loại bỏ các yếu tố không cần thiết và tận dụng không gian trắng (white space) để tạo cho người dùng sự tập trung tối đa về chủ thể, thì Maximalism lại hoàn toàn trái ngược.
Maximalism - chủ nghĩa “tối đa” là sự phối hợp tất cả các chất liệu, màu sắc, họa tiết
Maximalism sử dụng sự phức tạp, hút mắt của nhiều vật thể, màu sắc và chất liệu cùng lúc để tác động mạnh mẽ đến các giác quan của người nhìn. Có thể nói, cả hai phong cách đều có những vẻ đẹp riêng, khó có thể khẳng định phong cách nào tốt hơn phong cách nào. Và thậm chí sẽ còn khó hơn cho một designer để có thể làm chủ hay cảm nhận được hai thái cực đối lập này của thiết kế.
Trái ngược với tư duy “less is more” của Minimalism, những người theo chủ nghĩa của maximalism lại bảo vệ quan điểm “more is more”. Đối với họ, việc tiết chế tất cả mọi thứ không phải là một lời giải tối ưu cho sự sáng tạo.
Maximalism không phải là một bãi hổ lốn, để bạn vứt bất cứ thứ gì bạn muốn lên. Tối đa không có nghĩa là lộn xộn mà ngược lại, nó là nhiều nhưng tinh tế. Maximalism cần sự tính toán rõ ràng. Bạn cần hiểu và nắm bắt bản chất của từng vật thể trong tác phẩm để kiểm soát cũng như tinh chỉnh chúng về trạng thái phù hợp nhất, mục tiêu sau cùng vẫn phải truyền tải được những thông điệp hay cảm xúc mà bạn kỳ vọng đến người dùng.
Để tạo ra thiết kế maximalism tốt nhất, cần hiểu và nắm bắt bản chất của từng vật thể trong tác phẩm
Việc sử dụng Maximalism cho tác phẩm của mình cũng tương tự như việc đi tìm các điểm chung của mỗi thành phần trong tác phẩm thiết kế, đặt chúng vào vị trí phù hợp với kích thước chính xác.
Cùng là sắc trắng, vậy một bức tượng thạch cao hay một tấm thảm sẽ được đặt vào các vị trí thế nào để tạo ra được sự cân bằng bố cục (balance) cho tác phẩm? Giữa rất nhiều Typeface, làm sao để chọn lựa ra được những Typeface tưởng chừng không liên quan đến nhau có thể nằm cùng với nhau trên một chủ đề? Hai nhóm hình khối khác nhau hoàn toàn, hai chất liệu khó đi chung với nhau, làm sao để phối kết hợp được? Đây là những câu hỏi mà designers sẽ phải tự ngẫm với bản thân mình liên tục trong quá trình xây dựng một tác phẩm Maximalism.
2. Cách để tạo ra thiết kế maximalism độc đáo
Nguyên tắc duy nhất của maximalism là tạo ra sự “hỗn độn có trật tự”. Màu sắc, hoa văn, sự lặp lại, hình ảnh và nghệ thuật cắt dán đều có thể cùng được sử dụng đến để nắm bắt sự chú ý, thu hút các giác quan và truyền tải một thông điệp.
Maximalism tạo nên những thiết kế nổi bật giữa những thiết kế "na ná" nhau
Trong một thế giới graphic design thịnh hành và ưa chuộng chủ nghĩa tối giản, phương pháp maximalism chắc chắn sẽ giúp bạn trở nên nổi bật. Để có một thiết kế theo phong cách maximalism vô cùng ấn tượng, bạn có thể tham khảo những cách mà colorME gợi ý dưới đây.
Cách tạo ra thiết kế maximalism độc đáo: Màu sắc trong maximalism
Maximalism không giới hạn màu sắc
Thiết kế maximalism không hề giới hạn trước sự kết hợp của màu sắc. Hãy thỏa sức thử sử dụng những gam màu rực rỡ và thử nghiệm những palette đối nghịch nhau.
Cách tạo ra thiết kế maximalism độc đáo: Hoa văn, họa tiết trong maximalism
Với thiết kế maximalism, bạn có thể thỏa sức sử dụng hoa văn và họa tiết
Những hoa văn và họa tiết trong thiết kế maximalism có thể táo bạo và mâu thuẫn hệt như màu sắc. Nhưng khi xung đột trở nên nhiều hơn thì ta sẽ cần nhất quán các palette hoa văn hoặc nguyên tắc phối màu để đảm bảo thiết kế được hài hòa và đồng nhất.
Cách tạo ra thiết kế maximalism độc đáo: Tạo hiệu ứng bằng “lặp lại” và “ảo ảnh thị giác” trong maximalism
Maximalism buộc người xem phải chìm sâu vào sự lộng lẫy của hình ảnh
Việc lặp lại sẽ tạo ra điểm nhấn. Còn tạo ra ảo ảnh thị giác nhằm mục đích đánh lừa đôi mắt và buộc người xem cần phải chìm sâu vào sự lộng lẫy của hình ảnh lâu hơn để có thể hiểu được thông điệp và ý nghĩa.
Cách tạo ra thiết kế maximalism độc đáo: Đồ họa tạo lớp (Layered graphics) trong maximalism
Maximalism sẽ trở nên ảo diệu hơn bằng đồ họa tạo lớp
Tạo layer cho những bức ảnh sẽ giúp vẻ ngoài của thiết kế maximalism thêm dồi dào và có chiều sâu. Hoặc bạn có thể thử cắt và dán một cách sáng tạo khi pha trộn những hình ảnh khác nhau để tạo ra một hình ảnh, ý nghĩa, và thông điệp nhất quán.
Cách tạo ra thiết kế maximalism độc đáo: Tạo ra một thế giới khác trong maximalism
Maximalism là sáng tạo không biên giới, vượt qua những giới hạn thường ngày
Sử dụng trí tưởng tượng với những điều vượt ra đời sống thường ngày không chỉ tạo cho thiết kế maximalism của bạn một tầm nhìn mới mà còn in đậm dấu ấn cá nhân với những điểm nhấn riêng biệt.
Cách tạo ra thiết kế maximalism độc đáo: Kết hợp trong maximalism
Maximalism sử dụng sự kết hợp đa dạng
Trong thiết kế maximalism, việc kết hợp nhiều lối phong cách hoặc nền văn hóa khác nhau nhưng có sự liên kết nào đó trong bản thiết kế lại đem đến hiệu quả bùng nổ một cách không tưởng.
Mỹ phẩm MAC là một thương hiệu trang điểm sang trọng và phổ biến hàng đầu. Nhà thiết kế thời trang gốc Thượng Hải Chris Chang đã kết hợp với MAC để tạo ra một thiết kế maximalist kỳ lạ bằng phương pháp tiếp cận hậu hiện đại. Anh kết hợp những màu sắc mạnh mẽ với niềm cảm hứng đến từ “mỹ thuật truyền thống của các bộ lạc thiểu số và trang phục từ các đất nước khác nhau".
Maximalism luôn tồn tại trong thiết kế. Tuy tính phổ thông không cao như minimalism nhưng chính vì vậy mà maximalism luôn có sự độc đáo, riêng biệt nhất định. Nó truyền tải được tinh thần chung của thời đại mà không phải là kẻ đi sau. Maximalism luôn biết cách để nhấn mạnh đặc điểm nhận dạng sự khác biệt bằng những điều rất cơ bản, nhưng cũng không gây nhàm chán cho người xem.
TẠM KẾT
Giới hạn của Maximalism là thách thức “khó nhằn” trong việc cân bằng các yếu tố và tạo ra sự liên quan giữa chúng để đưa ra được một tác phẩm hoàn chỉnh, tuân thủ theo các thói quen thị giác của người xem.
Đi sâu hơn, để theo đuổi phong cách tối đa, các designer sẽ phải trả lời được tất cả các câu hỏi: Làm sao để tạo ra được nhịp điệu (rhythm), sự hài hòa (unity), sự phân cấp rõ ràng (hierarchy), hay làm sao để thành công trong việc dẫn dắt thị giác (visual flow) của người xem với việc phân phối trọng lượng thị giác (visual weight) của các thành phần trong bản thiết kế.
ColorMe luôn là ngôi nhà sẵn sàng chào đón và kết nối niềm cảm hứng, đam mê của các designer trẻ trên toàn quốc. Bạn có thể tìm thấy sự khởi đầu về hành trình học thiết kế của mình hoặc thậm chí phát triển chuyên sâu về thiết kế cùng colorME tại ĐÂY
Đừng quên theo dõi Blog và Fanpage của colorME để cập nhật các thông tin hữu ích, những xu hướng thiết kế mới nhất và các tip hay ho về công cụ trong thời gian tới bạn nhé!