Pattern là gì? Các loại Pattern thường gặp trong thiết kế
Đâu là điều đầu tiên bạn nghĩ đến khi nghe đến từ “Pattern”? Các mẫu giấy dán tường hay các họa tiết trên gạch men có thể nảy ra trong suy nghĩ của bạn. Pattern xuất hiện ở khắp mọi nơi và trong thiết kế, đây cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng và độc đáo đó. Vậy Pattern là gì? Hãy cùng ColorME tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
- Artwork là gì? 5 lưu ý để có một Artwork hoàn hảo
- Phần mềm Adobe Illutrator là gì? Và 5 ứng dụng của Illutrator
- Giải đáp từ A-Z dành cho newbies về ngành thiết kế game: Học ở đâu? Lộ trình học như thế nào? Cơ hội nghề nghiệp trong ngành phát triển ra sao?
- 02 Cách chèn Logo vào Video cực nhanh và đơn giản
- Lộ trình chuẩn khi học thiết kế tại nhà!! Chỉ tự học thiết kế đồ họa thì có dễ xin việc làm không?
- Catalogue là gì? Những đặc trưng cơ bản về Catalogue
Đâu là điều đầu tiên bạn nghĩ đến khi nghe đến từ “Pattern”? Các mẫu giấy dán tường hay các họa tiết trên gạch men có thể nảy ra trong suy nghĩ của bạn. Pattern xuất hiện ở khắp mọi nơi và trong thiết kế, đây cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng và độc đáo đó. Vậy Pattern là gì? Hãy cùng ColorME tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
1. Định nghĩa Pattern
Từ pattern được cho là bắt đầu với từ “patron”. Được sử dụng trong khoảng thời gian từ năm 1325-1375, patron có nghĩa là “người cung cấp, hỗ trợ tài chính cho một cá nhân hoặc tổ chức khác”. Đến thế kỉ 16, âm tiết thứ 2 được thay đổi và pattern trở thành một từ riêng biệt, với ý nghĩa: họa tiết trang trí được lặp đi lặp lại - một ý nghĩa tách biệt hoàn toàn với từ gốc. Nếu đứng từ quan điểm thiết kế, pattern bao gồm nhiều thành phần được lặp lại, chồng lên nhau để tạo ra một bố cục liền mạch.
Pattern đã và đang chứng tỏ độ phủ sóng của nó, không chỉ trong thiết kế mà còn trong cuộc sống hằng ngày bởi nó có khả năng gây ấn tượng về mặt thị giác rất cao. Không khó để có thể bắt gặp pattern trong những thứ rất đỗi gần gũi với chúng mình.
2. Ứng dụng của Pattern
2.1: Thời trang
Trong ngành thời trang, pattern đã làm nên tên tuổi của một số thương hiệu lớn, điển hình là Burberry với họa tiết kẻ ô. Ngoài ra, pattern còn giúp thể hiện cá tính người mặc trực tiếp qua bộ đồ, vậy nên việc kết hợp nhiều kiểu pattern khác nhau khi phối đồ dường như chưa bao giờ lỗi mốt.
2.2: Thiết kế nội thất
Pattern là một phần không thể thiếu của thiết kế nội thất. Bạn thử quan sát xung quanh nhà mình xem: giấy dán tường, gạch men, các chi tiết chạm khắc,...tất cả đều có sự hiện diện của pattern đó. Mỗi pattern lại mang đến một cảm giác khác nhau, thể hiện cho một phong cách khác nhau. Nếu bạn đang muốn F5 cho căn phòng của mình, hãy thử bắt đầu bằng các mẫu giấy dán tường hoặc các kiểu sơn tường với pattern nhé!
2.3: Nhận diện thương hiệu
Thiết kế nên một bộ nhận diện vừa độc đáo vừa bật lên được tính cách thương hiệu là điều mà designer nào cũng muốn. Khi ấy, pattern chính là một công cụ hữu hiệu giúp các thương hiệu gây ấn tượng với khách hàng. Hãy tham khảo những Ứng dụng của pattern trong nhận diện thương hiệu để hiểu thêm về khía cạnh này nhé.
2.4: Thiết kế đồ họa
Chắc chắn không thể nào bỏ qua ứng dụng tuyệt vời của pattern trong thiết kế. Ngoài khả năng tạo hiệu ứng thị giác tốt, pattern còn có thể truyền tải được nội dung và cảm xúc của thông điệp đến người xem mà không cần phải dùng đến chữ. Nếu bạn muốn tự tạo ra những pattern độc đáo của riêng mình, hãy tham khảo Cách tạo pattern trong Illustrator và cùng thực hành nhé.
2.5: Nhiếp ảnh
Pattern có thể được tìm thấy ở khắp mọi nơi, từ trong thiên nhiên đến những cấu trúc đô thị nhân tạo (các tòa nhà, vỉa hè, ô cửa sổ,...). Sử dụng pattern một cách hiệu quả sẽ giúp bạn có được một bức ảnh độc đáo và thu hút ánh nhìn hơn, đặc biệt là khi kết hợp với một bố cục, ánh sáng và góc chụp chuẩn đó.
3. Các loại Pattern thường gặp trong thiết kế
3.1: Pattern hình học (Geometric pattern)
Hãy tưởng tượng pattern hình học giống như một tấm lưới, điểm giao nhau giữa các đường chính là nơi đặt các yếu tố hình vẽ. Kết quả pattern cuối cùng phụ thuộc vào khoảng cách và cách sắp xếp hình trên tấm lưới ấy. Một ví dụ của geometric pattern là các đường thẳng. Nếu chúng giao nhau, bạn sẽ có pattern dạng bàn cờ; nếu chúng được xếp chéo hoặc đổi hướng, bạn sẽ có pattern zig zag. Có vô vàn biến thế của pattern hình học và bạn có thể kết hợp chúng theo nhiều cách khác nhau.
Nếu bạn muốn thử nghiệm với pattern hình học, hãy tham khảo các mẫu line pattern mà ColorME đã chọn lọc nhé.
3.2: Pattern hoa (Floral pattern)
Hoa chắc chắn là một trong những họa tiết phổ biến nhất trong thiết kế. Với mỗi vào màu sắc và cách sắp xếp khác nhau, pattern hoa lại mang đến một phong cách riêng biệt. Một pattern hoa tối giản với 2 màu đen-trắng sẽ mang đến sự lạ mắt nhưng lại không kém phần tinh tế. Mặt khác, pattern hoa đầy màu sắc lại làm cho thiết kế của bạn trông bắt mắt và ấn tượng. Nếu bạn muốn mang đến một thiết kế nhẹ nhàng, sang trọng và nữ tính, hãy sử dụng họa tiết hoa với tông màu pastel nhé.
3.3: Pattern hình minh họa (Communicative pattern)
Cho dù là bao bì sản phẩm, danh thiếp hay giao diện website, pattern là những cách tuyệt với để truyền tải tới người xem những gì mà bạn đang làm và giúp họ có thể dễ dàng hình dùng về sản phẩm của bạn. Trong trường hợp này, pattern hình minh họa là sự lựa chọn tốt nhất đó. Bởi chúng không bị giới hạn về kiểu họa tiết nên bạn có thể thỏa sức sáng tạo với pattern của mình. Đừng ngại tận dụng chúng để giúp cho sản phẩm của bạn nổi bật và ấn tượng hơn nhé. Tuy nhiên, đừng lầm tưởng pattern hình minh họa luôn phải thật sặc sỡ. Hãy luôn nghĩ tới sản phẩm của mình, tóm gọn nó trong một biểu tượng và biến nó thành một pattern “độc nhất vô nhị” nhé.
Lời kết,
Pattern là một thành phần có tính ứng dụng rất cao trong thiết kế bởi tính sáng tạo và khả năng tùy chỉnh của nó. Khi được sử dụng đúng cách, pattern sẽ giúp bạn truyền tải thông điệp và cảm xúc đến người xem một cách khéo léo nhất, là yếu tố có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của thiết kế. Nếu bạn muốn tự tay tạo nên những pattern thật độc đáo và ấn tượng, hãy tham khảo khóa học Illustrator tại ColorME nhé!