Typography in Logo Design
- Làm thế nào để có được chứng chỉ Photoshop uy tín? TOP 3 các khóa học chất lượng cấp chứng chỉ Photoshop uy tín
- Top 4 Phần mềm xoá phông ảnh trên máy tính mac và window dễ dàng nhất
- Lỗi chữ, Lỗi viết hoa trong Photoshop và cách khắc phục
- Những ứng dụng của Liquify mà bạn chưa biết
- Chinh phục cách vẽ đường thẳng, đường cong hoàn hảo trong Photoshop
- 9 bước cơ bản giúp làm da mịn bằng Photoshop cs6
Lựa chọn đúng kiểu chữ là một phần quan trọngtrong quá trình thiết kế logo. Chúng ta có thể tìm thấy rất nhiều thương hiệu nổi tiếng dựa hoàn toàn vào chữ để truyền tải thông điệp của họ, điển hình như Coca Cola, Disney, hoặc Ford. Dưới đây sẽ là 5 tips giúp bạn sử dụng typography trong thiết kế logo!
1. Lựa chọn Typeface cẩn thận
Kiểu chữ không chân (Sans-serif) đã chiếm ưu thế trong việc thiết kế logo trong những năm gần đây, thường đi kèm với phong trào tối giản (minimalism).
Vào năm 2015, thương hiệu nổi tiếng Google đã thay thế logo serif lâu đời của mình bằng một font chữ sans serif thân thiện và hiện đại hơn.Tuy nhiên, đừng để xu hướng ảnh hưởng đến sự phán đoán của bản thân: một font chữ serif vẫn có thể là sự lựa chọn đúng đắn cho dự án mới nhất của bạn, đặc biệt nếu bạn cần một cảm giác phong cách mà sang trọng hoặc truyền thống mà vẫn chuyên nghiệp, do đó chúng ta nên dành thời gian để nghiên cứu các lựa chọn.
2. Chỉnh sửa đường nét để thể hiện tính cách của thương hiệu
Nếu bạn sử dụng một typeface có sẵn, đặc biệt là một loại ai cũng nhẵn mặt ví dụ như Helvetica chẳng hạn, thì sẽ găp phải áp lực hơn trong việc xử lý những vấn đề khác như hình ảnh, bảng màu,… để phát triển và nâng cáo tính cách của thương hiệu.
Trong logo, việc tinh chỉnh đường nét có thể tạo nên sự kết nối nhịp nhàng giữa các con chữ, hoặc thêm vào thay đổi độc đáo để ăn nhập với thương hiệu – ví dụ như cắt bỏ các đầu chữ cái ở các góc phù hợp để tạo ra một cảm giác sắc nét và tiến bộ.
Một bằng chứng về sự đơn giản có thể dẫn đến tính bền vững, mẫu logo V&A của Alan Fletcher được tạo hình dễ dàng dựa vào sự tương tác giữa chữ A và “&”, hoặc thiết kế của công ty Folders được chỉnh sửa các nét của font chữ để tạo hình chiếc xe moto.
3. Cân nhắc kiểu chữ minh họa, tự vẽ hoặc được đặt làm riêng
Đôi khi một font chữ tự vẽ tay lại phù hợp với thương hiệu hơn là một typeface đã có sẵn. Ví dụ điển hình nhất chính là thương hiệu nổi tiếng đã phát triển suốt 1 thế kỉ, Coca-cola.
So với đối thủ Pepsi đã trải qua ít nhất 7 lần thay đổi chính, Coca-cola vẫn gần như giữ nguyên chiếc logo từ những năm 1800s. Nếu Coca-cola đã bỏ đi font chữ viết tay (script) quen thuộc và thay bằng một font sans-serif, như Pepsi đã làm trong những năm 1960s, thì chắc hẳn kết quả sẽ rất náo động.
Bài học rất đơn giản: kiếm cho mình một font chữ minh họa độc đáo , đẹp mắt và bạn đã có được tính định vị thương hiệu cực mạnh cũng như sự bền vững với thời gian.
4, Khám phá điều bất ngờ trong cách kết hợp chữ
Monograms không nhất thiết bị bó buộc chỉ sử dụng trong thiệp cưới, và khi được xử lý đúng cách, tên viết tắt của thương hiệu sẽ hình thành một biểu tượng đơn giản nhưng hiệu hiệu quả. Điều này đặc biệt đúng trong lĩnh vực thời trang – hai ví dụ nổi bật như logo của Coco Chanel hoặc logo hình dollar ($) của Yves St Laurent.
Đôi khi việc sắp xếp chữ theo cách đơn giản nhất có thể tiết lộ những bất ngờ mà nếu được phát triển đúng đắn, sẽ dẫn đến một bước ngoặt cho logo. Một ví dụ điển hình chính là logo FedEx của Landor – chiếc logo luôn đứng top đầu trong những logo tốt nhất mọi thời đại nhờ vào mũi tên ẩn dấu giữa chữ “e” và “x” trong font sans serif nhạt nhẽo. Hãy thử viết tên thương hiệu bằng các kiểu chữ khác nhau và có lẽ một “tai nạn” tương tự có thể xảy ra trong sản phẩm của bạn.
*Monogram: chữ lồng - là một mô típ biểu tượng được thực hiện khi kết hợp hai hoặc nhiều chữ cái lại với nhau. Monogram có thể là sự lồng ghép từ những chữ cái đầu trong tên gọi của một cá nhân hoặc một thương hiệu.
5. Hoàn toàn sở hữu một typeface
Các thương hiệu lớn đôi khi thuê hẳn một agency để phát triển một bộ typeface hoàn chỉnh để làm trung tâm, không chỉ dùng cho logo mà còn cho mọi ấn phẩm truyền thông của thương hiệu. Tất nhiên chi phí bù lại sẽ là rất cao.
Ví dụ như logo của công ty giải trí YG Hàn Quốc đã được mở rộng thành hẳn một bộ typeface để đảm bảo sự phù hợp và thống nhất trên tất cả các kênh và ứng dụng.
Nguồn tham khảo: http://www.creativebloq.com