VFX là gì? Định hướng hành trình trở thành Visual Effects (VFX) Artist chuyên nghiệp
Đứng sau các thước phim mãn nhãn, kỹ xảo điện ảnh công phu trong những bộ phim đình đám chính là bàn tay “phù thủy” của Visual Effects Artist. Bài viết này sẽ giúp bạn hiệu rõ hơn công việc này cũng như lộ trình định hướng để trở thành một VFX Artist chuyên nghiệp trong tương lai.
- Collage – từ cắt dán đến nghệ thuật
- 7 lưu ý cho người mới bắt đầu học Photoshop
- Kho Font chữ Việt hoá chất lượng cho Designer
- 5 thuật ngữ thiết kế thường bị nhầm lẫn
- Serif và Sans-serif là gì? Giải mã những lầm tưởng về Serif và Sans-serif
- Ai file là gì? Cách khắc phục Lỗi file Illustrator nhanh chóng
1. Visual Effects là gì?
Về cốt lõi, Visual Effects (hay còn viết tắt là VFX) là quá trình tạo ra hoặc thêm các hiệu ứng hình ảnh để nâng cao chất lượng hình ảnh trong một Video đã được quay từ trước.
Visual Effects tham gia trực tiếp trong việc tích hợp các cảnh quay mà ngoài đời thực không thể thực hiện hoặc có thể thực hiện nhưng với chi phí đắt đỏ, gây nguy hiểm cho đoàn làm phim và tốn thời gian.
“Đơn giản hơn, Visual Effects biến những thứ không thực thành thực trong Video”
Một ví dụ điển hình cho Visual Effects được sử dụng tại phim Avengers: Infinity War và được thực hiện bởi Visual Effects Studio Framestore tại Luận Đôn
2. Tại sao bạn lại muốn làm việc trong ngành VFX?
Công việc trong lĩnh vực VFX liên quan đến cả việc kể chuyện (Story Telling), ứng dụng công nghệ và sự sáng tạo cá nhân. Nói cách khác, bạn sẽ được trải nghiệm một công việc tuy vất vả nhưng không - thể - thú - vị - hơn, với đầy đủ các yếu tố từ cảm xúc, logic đến sáng tạo.
Vị trí VFX Artist cũng rất phù hợp với các bạn trẻ yêu thích làm phim và muốn làm việc cùng các ngôi sao nổi tiếng trong làng điện ảnh. Hoặc cũng có thể bạn muốn một công việc có thể cho bạn đi du lịch khắp mọi nơi nhưng cũng có thể làm việc trực tuyến tại nhà (thông qua Skype chẳng hạn).
Ngoài ra, nếu bạn yêu thích vẽ vời và muốn xây dựng một thứ gì đó bằng tay hoặc thông qua các phần mềm trên máy tính, VFX Artist cũn có thể sẽ là công việc phù hợp với bạn.
Có vô vàn các lý do khác nhau và có rất nhiều vị trí khác nhau có thể đáp ứng điều đó cho bạn trong ngành VFX này.
3. Những vị trí chính khi làm việc trong ngành VFX
Quá trình tạo ra Visual Effects (VFX) tốn rất nhiều thời gian, khá gian nan và mang tính kỹ thuật cao. Quy mô của các Studio về VFX khá lớn nên có rất nhiều cơ hội việc làm để các bạn trẻ khám phá và học hỏi. Những bạn có khả năng cao trong ngành công nghệ thông tin hay các bạn trẻ yêu thích vẽ mình họa, thậm chí là cả những người chỉ có khả năng trong ngành Quản Lý (Management) cũng có thể tham gia.
a) Phòng Mỹ Thuật – Art Department
Nhiệm vụ của phòng mỹ thuật là biến toàn bộ ý tưởng của đạo diễn và kịch bản ở dạng chữ thành dạng hình ảnh mà ở đó toàn bộ team có thể hiểu được. Điều này giúp cả team cùng nhìn về một hướng, cùng hiểu về bối cảnh, nhân vật, góc quay dựa trên hình ảnh đã được vẽ lại với phòng mỹ thuật.
b) Pre-viz
Pre-viz là viết tắt của từ Pre-Visualization. Nghệ sĩ ở bước này sẽ có nhiệm vụ biến tất cả hình ảnh 2D đã được giao ở phòng mỹ thuật thành dạng các phim hoạt hình 3D giản thể. Ở một số Studio tại Việt Nam không có bước này. Và điều đó làm cho thời gian quay phim, thời gian hậu kỳ của bộ phim trở nên dài hơn rất nhiều. Ý nghĩa của bước này nhằm giúp toàn bộ team ở khâu sản xuất và hậu kỳ có chung một hướng nhìn. Camera Man sẽ biết mình nên quay ở góc nào, điều chỉnh thông số ra sao. Diễn viên sẽ biết cần phải đi đứng như thế nào? Nét mặt, cử chỉ cần thể hiện chính xác như thế nào. Tất cả được lên kế hoạch ở khung đoạn Pre-viz.
Video Pre-Viz dành cho bộ phim Avenger: Infinity War
c) Sáng tạo các thành phần trong VFX - Asset Department
Khi làm Visual Effects (VFX) sẽ cần rất nhiều thành phần mới như các tòa nhà, người, xe cộ … Lúc đó sẽ là công việc của Asset Department. Công việc của họ trải dài từ khâu tiền kỳ cho đến hết hậu kỳ. Những thành phần này được thực hiện hầu hết bởi các Modeling Artist, Texture Painters (chất liệu), Shader Development và rigger (gắn xương)
Bên phải là hình ảnh được làm bởi mô hình 3D. Bên trái là hình ảnh đó sau khi được vẽ chất liệu và render hoàn chỉnh
d) Nghiên cứu và phát triển – R&D: Research and Development
Nghệ sĩ ở khâu R&D thường vô cùng đặc trung bởi độ khó của công việc cũng như khả năng thích ứng cao của họ. Nghệ sĩ ở khâu này phải tạo ra các phần mềm mới hoặc các công cụ mới để dễ dàng thích nghi với độ khó của công việc. Công việc đó có thể quá khó với các công cụ của nhà cung cấp hoặc quá tốn thời gian để thực hiện. Công việc này yêu cầu sự hiểu biết sâu rộng về khoa học máy tính và niềm yêu thích vô hạn với công việc xử lý vấn đề (Problem Solving).
e) Diễn hoạt – Animation
Về cơ bản, những thứ không có thật cần thiết phải di chuyển trong phim thì đều phải đi qua bước diễn hoạt. Thường thì bước này sẽ được thực hiện ngay khi phòng Asset Department thực hiện xong khâu model nhân vật của họ. Nó có thể là một cái đĩa bay khổng lồ, một con sư tử biết nói hay là bất cứ nhân vật nào. Nếu nó di chuyển, nó thực hiện một hành động nào. Thì người làm diễn hoạt đều phải thực hiện điều đó.
Ví dụ điển hình cho diễn hoạt sư tử bởi Joyce Kambey
f) Matchmove
Match Moving là việc chúng ta sử dụng các dữ liệu đã có khi quay phim để gắn những thành phần mong muốn vào video có sẵn từ trước. Công đoạn Match Moving này lại vô cùng quen thuộc với chúng ta ngày nay. Nó xuất hiện ở hầu hết các phần mềm chụp ảnh trên smartphone ngày nay.
g) Mô phỏng – FX Simulation
Mô phỏng lại các hiệu ứng như khói, nước, lửa, bụi, cát … mà ngoài đời thật chúng ta không thể hoàn toàn kiểm soát được nó. Nghệ sĩ làm ở công đoạn này thường tạo ra các vụ nổ, các vụ thủy triều, máu chảy, tóc, áo, lông, … Đây là vị trí yêu cầu kỹ năng kỹ thuật rất cao và khả năng về sang tạo cũng vậy.
Một trong số những hình ảnh ví dụ về FX Simulation được sử dụng bởi phần mềm Houdini
h) Ánh sáng – Lighting
Lighting Artist thường chịu trách nhiệm chính cho phần ánh sang cho toàn bộ cảnh đó. Người nghệ sĩ sẽ xem xét về nguồn ánh sang chính từ các Video Footage đã được quay từ trước và thay đổi các thông số về ánh sang để các thành phần được them vào video trở nên chân thực và sống động nhất. Như là chúng đang tồn tại thực tại cảnh đó vậy.
i) Matte Paint
Nghệ sĩ làm ở khâu Matte Painting thường có khả năng hiểu về bối cảnh rất tốt. Nó sử dụng các kỹ năng liên quan đến vẽ tay rất nhiều. Nhiệm vụ của họ là tạo ra các bối cảnh, Background để gắn các thành phần lên sao cho chúng chân thực và đẹp mắt.
Một ví dụ tuyệt vời về việc kết hợp giữa cảnh quay có sẵn và một matte painting được thực hiện bởi Dylan Cole Studio
j) Tách nhân vật khỏi nền – Rotoscoping
Rotoscoping là việc chúng ta tách người hoặc vật khỏi background của video. Việc tách này có thể nhằm mục đích gắn nhân vật mục tiêu của chúng ta vào một background khác. Hoặc để chỉnh màu, thêm ánh sáng hoặc làm mờ nhân vật mục tiêu mà không làm ảnh hướng đến các thành phần còn lại của video. Ngày nay, chúng ta có thể rotoscoping bằng nhiều phần mềm khác nhau. Nhưng phổ thông và dễ dàng sử dụng cũng như dễ dàng trong việc xuất file thì đó là phần mềm Mocha của Boris FX.
k) Compositing
Compositing là việc chúng ta kết hợp một vật thể 3D không có thật vào video có sẵn từ trước. Chúng ta thường nhìn thấy chúng ở rất nhiều bộ phim bom tấn hiện nay như Iron Man khi anh ta bay trên bầu trời, những con rồng trong Harry Potter hay là những siêu người máy trong Transformer. Compositing cần thấu hiểu thông thạo về các yếu tố như màu sắc, ánh sáng và tâm lý của người xem.
4. Kỹ năng quan trọng để có thể trở thành một VFX Artist
Có rất nhiều vị trí khác nhau khi bạn tham gia vào lĩnh vực VFX. Đối với những bạn quan tâm đến sáng tạo và các vị trí kỹ thuật khác nhau sẽ cần các kỹ năng và sự tập trung khác nhau.
Những kỹ năng mà mình đề cập đến ở đây không tập trung vào bất kỳ một loại công nghệ hay phần mềm cụ thể nào. Đối với mình, phần mềm hay công cụ chỉ là phần ngọn của vấn đề. Có rất nhiều công cụ ngày nay nhẹ nhàng, dễ sử dụng, tiện lợi và được cập nhật thường xuyên. Phù hợp với tùy từng mục đích khác nhau, tùy tình hình tài chính khác nhau,… Những kỹ năng này thường là những kỹ năng cơ bản mà bạn nên trau dồi thường xuyên:
• Ánh sang và bối cảnh
• Thẩm mỹ thị giác.
• Vẽ tay
• Điêu khắc và giải phẫu học
• Chuyển động và cơ học
• Đam mê điện ảnh
• Quan sát thế giới thực
• Nhiếp ảnh
Kết thúc phần 1
Hi vọng bài viết sẽ giúp bạn bắt đầu hiểu cơ bản về VFX là gì. Nếu bạn muốn thử sức với VFX. Bạn có thể bắt đầu với khóa học After Effects dành cho người mới bắt đầu. Bạn cũng có thể ủng hộ mình bằng cách theo dõi mình tại Blog cá nhân của mình Hieubui VFX của mình nhé.
Mình sẽ cố gắng viết nhiều bài viết chia sẻ về VFX nhiều hơn nữa. Cảm ơn các bạn nhiều