10 kỹ năng mềm mọi UI/ UX designer đều nên biết (phần 2)
Trong phần 2 này, chúng ta sẽ tiếp tục khám phá thêm 5 kỹ năng cực kỳ quan trọng mà mỗi UI/ UX designer đều cần có nhé!
- Chụp Film cho người mới bắt đầu: Film Outdate
- Các thuật ngữ cần biết về pantone Phần 1
- Sự thật thú vị đằng sau những Logo nổi tiếng
- Tutorial _ hiệu ứng chữ viết tay
- Lộ trình chuẩn khi học thiết kế tại nhà!! Chỉ tự học thiết kế đồ họa thì có dễ xin việc làm không?
- Top 5 kỹ năng mềm sinh viên cần trang bị trước thềm năm học mới
1. Active learning
Có một điều không thay đổi đó chính là thế giới này luôn không ngừng đổi thay, và hầu hết tất cả các lĩnh vực đều đòi hỏi sự học hỏi liên tục và thường xuyên cập nhật, lĩnh hội những vùng kiến thức mới. Khi nói đến các ngành nghề sáng tạo và đặc biệt là những ngành gắn bó mật thiết với công nghệ, rõ ràng là nếu muốn thành công, chúng ta phải theo sát xu hướng và luôn cập nhật.
Sẽ là thiếu sót nếu nghĩ rằng nền tảng của chúng ta sẽ luôn giúp mình đứng vững trong ngành. Nguồn ý tưởng tốt nhất cho các nhà thiết kế là những thứ học hỏi được từ những người khác, các xu hướng thiết kế được cập nhật liên tục, cảm hứng từ các trang web tuyệt vời và tham gia các khóa học đa dạng…
2. Kỹ năng giao tiếp (Communication)
Giao tiếp là một kỹ năng thiết yếu trong công việc và trong cuộc sống nói chung của chúng ta dù ta là ai, làm nghề gì. Vậy, kỹ năng giao tiếp trong UI/ UX design thì thế nào, nó có gì khác so với những công việc, ngành nghề khác nhỉ?
“Good designers can create normalcy out of chaos; they can clearly communicate ideas through the organizing and manipulating of words and pictures.”— Jeff Veen
Sự nhất quán trong giao tiếp là yếu tố thiết yếu trong toàn bộ quá trình thiết kế, nhất là ở điểm hầu hết chúng ta phải thích nghi với làm việc từ xa (remote working) như hiện tại. Khi nói về bản thiết kế của mình, hãy nhớ đưa ra hoàn cảnh của nó và giải thích vì sao, cái “WHY" trong tư duy, suy nghĩ của bạn thì bạn sẽ có thể làm rõ được ý tưởng của mình. Và nhớ là hãy đưa ra một thông điệp gì đó, sẽ thật tốt nếu bạn tập cách giải thích thông tin mình đưa ra để tất cả mọi người đều hiểu và giảm bớt được workload tiếp sau, phải không nào?
3. Teamwork
Ngày càng có nhiều người thích làm việc một mình, đặc biệt là đối với những người làm freelancer. Tạo ra những điều mới mẻ ngay khi ở nhà và tận hưởng sự tĩnh lặng, yên bình dường như là một “cuộc sống đáng mơ ước" của bất kỳ ai. Tuy nhiên, làm việc theo nhóm mang lại nhiều cơ hội phát triển và hoàn thiện bản thân hơn vì nó giúp bạn tiếp thu được nhiều kiến thức hơn từ đồng nghiệp.
Teamwork luôn đem lại rất nhiều lợi ích tuyệt vời, đặc biệt là với những ai là newbie trên con đường sự nghiệp của mình, bởi lẽ:
- - Teamwork tạo cơ hội nhận giúp bạn có thể nhận được sự hỗ trợ và động viên từ đồng nghiệp, động lực để làm việc chăm chỉ hơn.
- - Teamwork tạo ra một bầu không khí thân thiện và giúp cải thiện kỹ năng giao tiếp giữa các cá nhân với nhau.
- - Nó thiết lập sự kỷ luật trong công việc vì làm việc một mình thường dẫn đến sự trì hoãn khá thường xuyên.
- - Một vấn đề có thể được xem xét từ nhiều góc độ, nhiều giải pháp có thể cùng đưa ra tại một thời điểm và dẫn đến hiệu quả công việc sẽ cao hơn.
Vì vậy, ngay cả khi bạn là freelancer, tinh thần đồng đội vẫn luôn đóng một vai trò rất quan trọng. Làm việc tại nhà mang lại cho bạn nhiều tự do, nhưng ngay cả khi là một freelancer, bạn vẫn là một phần của dự án tổng thể. Các designers cần giữ liên lạc với các thành viên khác trong nhóm và cần biết cách làm việc với những người khác một cách hiệu quả.
4. Tư duy phản biện (Critical Thinking)
Kỹ năng này gắn bó mật thiết với việc giải quyết vấn đề, đánh giá vấn đề và tìm cách giải quyết chúng. Các designers thường xuyên gặp phải những vấn đề, và mỗi lần vấn đề sẽ nảy sinh theo một hướng khác nhau, vì vậy khả năng phân tích thông tin và chọn phương pháp phù hợp để giải quyết chúng chắc chắn là một kỹ năng quan trọng.
Có ba giai đoạn chính trong quá trình tư duy:
- Quan sát
- Đặt câu hỏi
- Tìm câu trả lời
Trong giai đoạn đầu, tất cả các thông tin được thu thập lại và xem xét từ các góc độ khác nhau. Khi vấn đề được xác định và các phương pháp giải quyết đã được ứng dụng trước đó sẽ được đưa ra để xem xét sử dụng lại lần nữa.
Trong giai đoạn thứ hai, chúng ta bắt đầu đặt câu hỏi về tình huống và những cách có thể để giải quyết vấn đề. Những câu hỏi tốt sẽ giúp chuyển sang giai đoạn thứ ba, trong quá trình đó chúng ta thường sẽ tìm ra câu trả lời và giải pháp.
Tư duy phản biện cho phép các designers xem xét các vấn đề từ các góc độ khác nhau, hiểu các giải pháp khác nhau có thể hoạt động như thế nào và chọn giải pháp tốt nhất sẽ giúp chúng ta tạo ra các dự án nổi bật.
5. Kỹ năng thuyết trình (Presentation)
"People who think well, write well" - David Ogilvy
Là một tập hợp con của kỹ năng giao tiếp; kỹ năng thuyết trình dường như là một món đồ không thể thiếu trong vali của các UI/ UX designer. Trên thực tế, người ta nói rằng nhiều người sợ nói trước đám đông hơn là sợ nhện!
Chuẩn bị kỹ càng những điểm mấu chốt cần nói ra và trình bày chúng bằng ngôn từ dễ hiểu nhất đối với người nghe sẽ giúp ý tưởng của mình dễ dàng được tiếp nhận hơn, nói cho mọi người nghe tại sao chúng ta có được ý tưởng này, tại sao chúng ta lại đi theo hướng đi đó và chúng ta đã tạo ra sản phẩm này thế nào, câu chuyện đằng sau của nó là gì.
Tạm kết:
Như vậy là chúng ta đã đi qua trọn bộ 10 kỹ năng cần có của mỗi UI/ UX designer rồi đó. Vậy còn kỹ năng “cứng” thì sao? Bạn hoàn toàn có thể trang bị cho mình bộ kỹ năng này bằng khoá học Thiết kế UI UX cho người bắt đầu để tự tin chinh phục lĩnh vực đầy thú vị này hơn nha!