Art Director là gì? Phân biệt Art Director và Creative Director? Tất cả về Art Director
Art Director đóng vai trò quan trọng trong ngành công nghiệp sáng tạo. Đặc biệt trong những năm gần đây, Art Director là công việc mơ ước của nhiều bạn trẻ làm trong lĩnh vực thiết kế sáng tạo. Vậy Art Director là gì? Art Director khác Creative Director như thế nào? Tại sao Art Director lại được yêu thích đến thế, hãy cùng colorME tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!
- Street Photography 101 p Art 2
- Những mẹo chụp hình đổ bóng trong nhiếp ảnh
- 5 Phần mềm thiết kế 3D đáng dùng nhất 2023 cho người mới bắt đầu
- Rasterize là gì? cách tạo rasterize trong Photoshop
- Học Illustrator: Những điều bạn ước giá như được biết sớm hơn!
- Đồ hoạ máy tính là gì? Những điều nên biết về đồ hoạ máy tính
1. Art Director là gì? Art Director làm công việc gì?
Art Director hay còn gọi là Giám đốc nghệ thuật - là người chịu trách nhiệm trong việc đảm bảo tầm nhìn nghệ thuật và định hướng thẩm mỹ của một dự án được truyền đạt và thực hiện một cách hiệu quả.
Art Director sẽ tiếp nhận mong muốn, nhu cầu từ khách hàng, sau đó làm việc cùng artists và nhóm sáng tạo của mình để phát triển ý tưởng, thiết lập phong cách nghệ thuật tổng thể và định hướng về mặt visual (thẩm mỹ thị giác) cho dự án.
Art Director hay còn gọi là Giám đốc nghệ thuật
Art Director tham gia trực tiếp vào các giai đoạn lập kế hoạch và thực hiện, bao gồm lên ý tưởng, tạo moodboards, chọn bảng màu, xác định kiểu chữ và đưa ra quyết định về các yếu tố hình ảnh như nhiếp ảnh, minh họa hoặc thiết kế đồ họa.
Art Director sẽ cung cấp định hướng sáng tạo rõ ràng và ngắn gọn cho nhóm, đảm bảo rằng sản phẩm cuối cùng phù hợp với mục tiêu của dự án và gây được tiếng vang hiệu quả với đối tượng mục tiêu. Họ cũng có thể xem xét và cung cấp phản hồi về tác phẩm của các nghệ sĩ hoặc nhà thiết kế khác tham gia vào dự án, đưa ra hướng dẫn và thực hiện các điều chỉnh cần thiết để đạt được tầm nhìn nghệ thuật mong muốn.
2. Phân biệt Art Director và Creative Director
Art Director – Giám đốc nghệ thuật sẽ chỉ tập trung tạo nên “tính thẩm mỹ”. Creative Director – Giám đốc sáng tạo sẽ chịu trách nhiệm cả về định hướng nghệ thuật và tác động của định hướng đó tới chiến lược kinh doanh và quá trình triển khai chiến dịch truyền thông, quảng bá thương hiệu.
Phân biệt Art Director và Creative Director
Như vậy, một Art Director sẽ tập trung vào tính “thẩm mỹ" và “nghệ thuật" để gắn kết và khơi dậy phản ứng mong muốn từ người tiêu dùng. Họ sẽ dành công sức tìm hiểu những vấn đề nhỏ và đi sâu vào chi tiết như lựa chọn người mẫu, màu sắc, tinh thần chung, cảm giác đem đến cho người xem và không cần phải quan tâm quá nhiều tới việc đẩy mạnh doanh thu hay đường lối kinh doanh, trong khi Creative Director sẽ phải can thiệp vào các hoạt động tăng doanh thu nhưng vẫn phải đảm bảo gìn giữ, phát triển di sản và hình ảnh thương hiệu đã có sẵn.
3. Các lĩnh vực cần vị trí Art director
Advertising Art Director (Giám đốc nghệ thuật quảng cáo): Advertising art directors làm việc trong lĩnh vực tiếp thị và quảng cáo. Họ hợp tác với những người viết quảng cáo và nhóm tiếp thị để phát triển các khái niệm sáng tạo và chiến lược trực quan cho các chiến dịch quảng cáo. Họ chịu trách nhiệm tạo các quảng cáo có sức thuyết phục và tác động trực quan trên nhiều phương tiện khác nhau, chẳng hạn như báo in, kỹ thuật số, truyền hình hoặc ngoài trời.
Advertising Art Director - Giám đốc nghệ thuật quảng cáo
Film/TV Art Director (Giám đốc nghệ thuật phim/truyền hình): Các giám đốc nghệ thuật phim và truyền hình tham gia sản xuất phim, chương trình truyền hình hoặc quảng cáo. Họ làm việc chặt chẽ với các đạo diễn, nhà thiết kế sản xuất và người trang trí bối cảnh để tạo ra phong cách hình ảnh và tính thẩm mỹ tổng thể của quá trình sản xuất. Họ giám sát việc thiết kế và xây dựng bối cảnh, đạo cụ và trang phục, đảm bảo chúng phù hợp với kịch bản, tầm nhìn của đạo diễn và khoảng thời gian, nếu có.
Film/TV Art Director - Giám đốc nghệ thuật phim/truyền hình
Graphic Design Art Director (Giám đốc nghệ thuật thiết kế đồ họa): Graphic design art directors chịu trách nhiệm giám sát và hướng dẫn các khía cạnh trực quan của các dự án thiết kế đồ họa. Họ làm việc với các nhà thiết kế đồ họa, họa sĩ minh họa và các chuyên gia sáng tạo khác để phát triển các khái niệm trực quan, bố cục và tài liệu xây dựng thương hiệu. Họ đảm bảo rằng các thiết kế truyền đạt thông điệp của khách hàng một cách hiệu quả, duy trì tính nhất quán của thương hiệu và đáp ứng các mục tiêu của dự án.
Graphic Design Art Director - Giám đốc nghệ thuật thiết kế đồ họa
Interactive Media Art Director (Giám đốc nghệ thuật truyền thông tương tác): Interactive media art directors tập trung vào thiết kế trực quan và trải nghiệm người dùng của phương tiện kỹ thuật số tương tác, chẳng hạn như trang web, ứng dụng dành cho thiết bị di động hoặc trò chơi điện tử. Họ hợp tác với các nhà thiết kế UX, nhà phát triển và người tạo nội dung để tạo giao diện người dùng hấp dẫn và trực quan. Họ chịu trách nhiệm về giao diện tổng thể của sản phẩm kỹ thuật số, đảm bảo trải nghiệm người dùng liền mạch và hấp dẫn về mặt hình ảnh.
Interactive Media Art Director - Giám đốc nghệ thuật truyền thông tương tác
Publishing Art Director (Giám đốc nghệ thuật lĩnh vực xuất bản): Publishing art directors làm việc trong ngành xuất bản, giám sát các khía cạnh hình ảnh của sách, tạp chí hoặc báo. Họ hợp tác với các biên tập viên, họa sĩ minh họa và nhiếp ảnh gia để tạo bố cục hấp dẫn về mặt hình ảnh, thiết kế trang bìa và tính thẩm mỹ thị giác tổng thể. Họ đảm bảo rằng các yếu tố hình ảnh bổ sung cho nội dung và thu hút độc giả mục tiêu.
Publishing Art Director - Giám đốc nghệ thuật lĩnh vực xuất bản
4. Cách để trở thành Art Director
Để trở thành một Art Director, bạn cần nắm vững kỹ năng chuyên môn liên quan trực tiếp đến yếu tố thiết kế và nghệ thuật. Tùy thuộc vào mỗi ngành nghề mà Art Director cần xuất sắc về thiết kế đồ họa, phát triển nội dung đa phương tiện hay tạo hình minh họa. Những kỹ năng này có thể được phát triển khi hoạt động trong các vai trò cấp bậc thấp hơn như designer hay video editor…
Art Director và cách để trở thành Art Director
Bạn cũng cần tích lũy kinh nghiệm thông qua các dự án làm việc thực tế và thể hiện chúng trong portfolio của mình. Đồng thời, các Art Director phải có kỹ năng quản lý, lãnh đạo và khả năng giao tiếp hiệu quả với tất cả mọi người tham gia dự án để đảm bảo mọi dự án được hoàn thành đúng thời hạn, đáp ứng các tiêu chuẩn của khách hàng.
5. Một số Art Director ở Việt Nam bạn có thể biết
Phạm Bá Trường Quang (Ben Phạm)
Anh chàng sinh năm 1998 và trở thành Art Director ở tuổi 23 tại công ty giải trí MTP talent đình đám, Ben Phạm không chỉ khẳng định được tài năng nghệ thuật của mình mà còn là gương mặt điển trai thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng, đáng chú ý nhất là sau khi Ben xuất hiện trong bộ phim điện ảnh “Nhắm mắt thất mùa hè" với vai diễn Duy Anh. Trước khi trở thành Art Director, Ben Phạm còn từng là nhiếp ảnh gia, stylist cho tạp chí Đẹp, giám đốc sáng tạo cho MV của nhiều bài hit như: I’m still loving you (Noo Phước Thịnh), Kẻ cắp gặp bà già (Hoàng Thùy Linh), ChiPu’s Greatest Show (Chi Pu), dreAMEE (Amee) hay đặc biệt với Có chắc yêu là đây (Sơn Tùng M-TP).
Art Director - giám đốc sáng tạo Ben Phạm
Đỗ Nguyệt Hà (Hà Đỗ)
Tốt nghiệp chuyên ngành thiết kế đồ hoạ, Hà Đỗ từng đảm nhiệm vị trí Art Director (Giám đốc nghệ thuật) của JWT và LOWE Vietnam, đến 2010, cô trở thành Creative Director (Giám đốc sáng tạo) cho tạp chí Đẹp. Hà Đỗ còn xuất hiện với cương vị giám khảo cho nhiều chương trình, tiêu biểu có “Vietnam's Next Top Model 2016”. Bên cạnh đó, chị còn được mời làm Giám đốc sáng tạo cho bộ phim “Gái già lắm chiêu 3” của đạo diễn Bảo Nhân & Nam Cito và bộ phim “Em và Trịnh” – của đạo diễn Phan Gia Nhật Linh.
Art Director - giám đốc sáng tạo Hà Đỗ
LỜI KẾT,
Đạt được những thăng tiến trong ngành sáng tạo là điều mà ai cũng mong muốn, tuy nhiên, Art Director thực sự không phải là một vị trí dễ dàng có được trong ngày một ngày hai. Để đạt đến vị trí này là cả một quá trình dài hạn, đòi hỏi ta phải học hỏi rất nhiều. Chương trình học thiết kế đồ họa và đa phương tiện toàn diện (Graphic & Multimedia Design Program) từ colorME sẽ là nền tảng vững chắc cho những bạn có mong muốn trở thành Art Director.
Đây là chương trình đào tạo thiết kế và đồ hoạ đa phương tiện toàn diện kéo dài gần 2 năm với các kỹ năng đa dạng đi từ cơ bản tới nâng cao trải dài trong 4 kỳ học: Basic art, UI UX design, Branding & Advertising, 3D… giúp bạn phát triển năng lực một cách toàn diện. Bạn sẽ được tham gia workshop, triển lãm, thực hành các dự án thiết kế cá nhân & nhóm, xây dựng portfolio...v.v. và trải nghiệm các phương pháp học tập sáng tạo mới nhất.
ColorME sẽ luôn hỗ trợ và đồng hành cùng bạn trên con đường thiết kế sáng tạo. Đừng quên thường xuyên theo dõi Blog của chúng mình để cập nhật những kiến thức thiết kế sáng tạo độc đáo và mới lạ nhất nhé!