Flare là gì? Công dụng phổ biến của lens Flare
Hẳn các bạn đã nghe nhiều về hiệu ứng lens flare, nhưng có bao giờ bạn tự hỏi, flare là gì, nên dùng hiệu ứng này trong trường hợp nào... hay chưa? Hãy cùng ColorME tìm hiểu ngay nhé!
- Hiểu về nguyên lý màu sắc trong thiết kế đồ hoạ. Sự kết hợp màu sắc ảnh hưởng đến tâm lý thị giác như thế nào? (Phần 1)
- Tạo hiệu ứng chữ 3D nhanh-gọn-lẹ trong Illustrator
- Đổi Font chữ trong Powerpoint 2010 thật dễ dàng
- [Tips] để có một Instagram hoàn hảo
- Khám phá thuật ngữ “Sketching” trong Digital Painting. Vì sao Sketching lại là "bước khởi đầu" của mọi designer?
- ''Vũ Trụ Có Anh'' - Phương Mỹ Chi và những cái tên Designer nên biết
Hẳn các bạn đã nghe nhiều về hiệu ứng lens flare, nhưng có bao giờ bạn tự hỏi, flare là gì, nên dùng hiệu ứng này trong trường hợp nào... hay chưa? Hãy cùng ColorME tìm hiểu ngay nhé!
Flare là gì?
Trong nhiếp ảnh, flare ( lóe sáng ) là hiện tượng ánh sáng khi đi qua ống kính bị phân tán theo cách không mong muốn. Hiện tượng này xảy ra trong nội bộ ống kính, bắt nguồn từ các nguồn sáng mạnh bên ngoài trường nhìn của ống kính. Các tia sáng mạnh đi vào ống kính và liên tục phản xạ giữa các thấu kính khiến chúng đến và hội tụ trên cảm biến không theo theo một quy trình thông thường. Chính vì phản xạ hỗn loạn trong hệ thống quang nên nó ảnh hưởng đến định hình đường đi của các tia sáng khác. Hậu quả là tạo nên một vệt sáng cùng các hình đa giác làm mờ nhòe, suy giảm độ tương phản và thậm chí làm mất hết chi tiết của hình ảnh.
Các yếu tố ảnh hưởng đến hiện tượng flare bao gồm số lượng thấu kính, độ dài tiêu cự, thiết kế và chất lượng thấu kính, kính lọc, bụi bẩn, vị trí và cường độ nguồn sáng.
Phân loại Flare
Veiling: Loại flare này xuất hiện khi nguồn sáng mạnh nằm ngoài góc nhìn của máy ảnh. Cách nhận biết sự xuất hiện của loại flare này là khi bạn nhìn thấy bức ảnh của mình bị mờ, đục, màu sắc và độ tương phản rất thấp. Nhiều trường hợp, bức ảnh không sử dụng được vì tất cả các chi tiết đều bị mất hết. Loại flare này nếu biết tận dụng ở một góc nhìn nào đó, vừa đủ và ở cường độ sáng đúng mức, đối tượng ảnh sẽ ấn tượng. Dĩ nhiên còn tuỳ thuộc góc chụp nhất định, chiều dài tiêu cự ống kính, và chất lượng quang học của ống kính.
Ghosting: Là loại flare gồm chuỗi hình đa giác và sọc sáng kéo dài trong khung hình làm giảm độ tương phản chung của ảnh. Hình dạng và kích thước của ghosting không giống nhau, chúng phụ thuộc vào số lượng lá khẩu và thấu kính/nhóm thấu kính cấu thành nên ống kính. Ống kính càng có nhiều thấu kính hay cụm thấu kính thì các hình đa giác nhau xuất hiện càng nhiều, vì các tia sáng đi lạc này phản chiếu nhiều lần.
Red dot/Sensor: Là loại flare được biểu hiện dưới dạng các chấm đỏ hoặc vệt đỏ trên màn hình do các tia sáng cường độ mạnh phản xạ qua lại giữa cảm biến và các thấu kính. Hiện tượng này hay xuất hiện trên các máy ảnh không gương lật.
Các yếu tố ảnh hưởng đến hiện tượng Flare
Số lượng thấu kính: Càng nhiều thấu kính thì càng nhiều hiện tượng flare hình đa giác.
Tiêu cự: Ống kính có tiêu cự càng dài càng dễ bị hiện tượng flare vì tính năng khuếch đại.
Thiết kế: các ống kính mới có cấu trúc thấu kính hạn chế phản chiếu, thấu kính trước thụt vào, tráng phủ các lớp nano đắt tiền...
Filters: Mua ống kính lại phải mua thêm filter gắn phía trước để hạn chế hiện tượng flare. Dĩ nhiên là lợi bất cập hại, cũng chính các filter này cản bớt lượng sáng tốt vào ống kính. Nên nếu cần dùng filter, hãy dùng loại tốt nhất.
Ống kính bẩn bụi, cũng là điều kiện tạo ra hiện tượng Veiling flare.
Công dụng phổ biến của lens Flare
Lens flare làm cho cảnh quay trở nên chân thực hơn
Về cơ bản, lens flare là một sai khuyết về thị giác do ánh sáng do ánh sáng phản chiếu. Do vậy, hình cảnh có lens flare làm cho khán giả tin rằng họ đang nhìn vào hình ảnh thực sự (mặc dù sự thật có thể không phải vậy)
Nếu bạn muốn tăng tính chân thực cho một cảnh, bạn nên tạo nên hiệu ứng này trong cảnh đó. Nếu bạn không thể quay trực tiếp, bạn có thể sử dụng các stock có sẵn mà bạn có thể download trên mạng.
Tăng cảm xúc
Đó là một nguyên tắc mà người dựng phim thường dùng để hướng cái nhìn của khán giả vào đúng nơi, để họ cảm thấy được đúng cảm xúc ở đúng thời điểm mà người làm phim sắp đặt. Vì vậy, với khả năng tăng cảm xúc, lens flare là một bổ sung tuyệt vời cho bộ công cụ kể chuyện của bạn.
Video đám cưới là một ví dụ cụ thể. Việc sử dụng các lens flare nhẹ nhàng, ấm áp trong các shot quay có thể tạo ra cảm giác mãn nguyện và lãng mạn.
Lưu ý: Không nên lạm dụng
Thường thì lens flare được thêm vào trong khâu hậu kỳ nhiều hơn là trên hiện trường, vậy nên nếu lạm dụng sẽ không cho ra kết quả tốt. Cũng giống như những công cụ làm phim khác, hiệu ứng này chỉ nên được sử dụng vừa đủ phục vụ mục đích kể chuyện. Nếu bạn cố tình làm khán giả sao lãng với quá nhiều hiệu ứng thị giác, họ sẽ không còn tập trung vào những điều quan trọng trong câu chuyện của bạn nữa.
Cách hạn chế hiện tượng Flare
Sử dụng Hood: Thường thì sử dụng hood (loa che) ở đầu ống kính mà khi mua đi kèm là đủ. Nếu nhu cầu phức tạp hơn thì có những loại hood chuyên dùng có thể điều chỉnh được. Nhất thời thì có thể dùng tay, tờ giấy, hay vật thể gì đó che phía hướng sáng ngăn không cho đi vào ống kính lúc chụp.
Có tiền thì cứ sắm ống kính cao cấp, tráng phủ các lớp chống chói chống flare...
Ống kính một tiêu cự thì thường ít hiện tượng flare hơn ống kính đa tiêu cự (zoom).
Chọn góc chụp, góc nhìn, bố cục... sao cho nguồn sáng mạnh không chiếu vào ống kính trực tiếp.
Lời kết
Nhìn chung, flare là một hiện tượng không mong muốn, làm giảm chất lượng quang học của ống kính và được nhà sản xuất cũng như người dùng hạn chế đến mức tối đa . Tuy nhiên, một số người lại cho rằng sự hiện diện của flare sẽ tăng độ chân thực cũng như là độ sinh động cho tấm ảnh. Ngoài ra, để bức ảnh của mình thêm "nghệ", các bạn cũng có thể tham khảo các kĩ thuật chụp ảnh siêu chất tại đây!
Và nếu bạn muốn tạo nên những bức ảnh nghệ thuật của riêng mình, hãy tham gia ngay khóa học photography của ColorME nhé!