Hỏi đáp: Digital Painting và tiềm năng nghề nghiệp?

Quỳnh Anh · 2022-07-04 17:05:04 · 13131 lượt xem
image - Hỏi đáp: Digital Painting và tiềm năng nghề nghiệp?

Những năm gần đây trong thời đại công nghệ, chúng ta được biết đến những ngành nghề phát triển mạnh như digital painting, thiết kế game, truyện tranh, minh họa bìa sách... Vậy tất cả những ngành nghề đó được gọi là gì? Cùng tìm hiểu xem nhé!

A. DIGITAL PAINTING LÀ GÌ?

Digital Painting được hiểu là vẽ trên máy tính. Thay vì vẽ bằng các loại chất liệu truyền thống như sơn dầu, màu nước, acrylic..., bạn có thể sử dụng các loại cọ vẽ trong những phần mềm đồ họa trên máy tính và bảng vẽ điện tử (graphic tablet) để vẽ tranh, bạn thể hiện "tư duy" vẽ tay thế nào, thì vẽ máy cũng giống vậy, chỉ khác là vẽ máy sẽ hỗ trợ bạn quay lại thao tác gần nhất mà không cần dùng tẩy như nét chì trên giấy, có thể dễ dàng sử dụng công cụ để tạo nên tác phẩm.

Trong vài năm gần đây, Digital Painting rộ lên ở Việt Nam như một xu hướng vẽ mới được giới nghệ thuật cũng như các bạn trẻ ưa chuộng. Tuy còn khá mới mẻ, nhưng với sức sáng tạo mạnh mẽ và khả năng tiếp cận công nghệ mới nhanh chóng, Digital Painting ở Việt Nam cũng đang có những bước tiến rõ nét.

Điều này đồng nghĩa với việc rất nhiều lĩnh vực, nghề nghiệp cần tuyển dụng nhân sự có chuyên môn về Digital Painting. Tiêu biểu như một số ngành vô cùng “hot” dưới đây:


B. NHỮNG NGÀNH NGHỀ CỦA DIGITAL PAINTING


1. HỌA SĨ MINH HỌA (ILLUSTRATOR)

Phục vụ chủ yếu trong ứng dụng in ấn xuất bảnMarketing. Ngành nghề này thường là bước tiến và nền tảng cho những ai yêu thích và muốn phát triển hướng đi các mảng khác trong Digital Painting nói chung cũng như họa sĩ minh họa chuyên nghiệp nói riêng.

Tranh minh họa là một loại hình mô tả để thể hiện nghệ thuật, cảm xúc của tác giả, hãy giải thích, làm rõ hơn hoặc bổ sung thêm các thông tin chẳng hạn như một câu chuyện, bài thơ hoặc bài báo. Nghề minh họa nói chung đều cần ở họa sĩ lòng đam mê, tư duy sáng tạo, luyện tập và sự hiểu biết ham học hỏi về nhiều lĩnh vực.


a. Minh hoạ ấn phẩm truyền thông

Nguồn: Chaaya Prabhat

Phục vụ ứng dụng trong in ấn. Trong thế giới nghệ thuật thị giác, nhờ sự phát triển nhanh chóng của các trò chơi điện tử và ngành tiểu thuyết đồ họa cũng như tần suất xuất hiện của tranh minh họa trên báo chí và các ấn phẩm khác ngày càng nhiều nên tranh minh họa càng ngày càng phổ biến, có giá trị cao và chiếm lĩnh thị trường quốc tế, đặc biệt là ở Hàn Quốc, Nhật Bản và Mỹ. 


b. Minh hoạ quảng cáo (marketing content)

Nguồn: Color ME

Giúp các thương hiệu, content câu chuyện truyền tải thông điệp tới các khách hàng một cách sinh động, nhanh chóng. Đây cũng là xu hướng trên mạng xã hội được các nhãn hàng, content sử dụng rộng rãi, đạt kết quả truyền bá cho sản phẩm quảng cáo ngày càng phát triển. Ngoài ra, các page giải trí cũng sử dụng tranh vẽ content như một hình thức thu nhập của tổ chức, cá nhân.


c. Minh hoạ concept storyboard phim ảnh

Nguồn: Joshua Kemble

Là tập hợp những bức vẽ kèm bối cảnh, nhân vật, tâm trạng được sắp xếp theo một trật tự rõ ràng của câu chuyện, để làm nổi bật và rõ ràng góc quay, cảnh quay cho kịch bản phim. Storyboard được sử dụng rất nhiều trong quá trình sáng tác mọi thứ liên quan đến thị giác và chuyển động, từ điện ảnh, sân khấu đến truyện tranh. 


2. HỌA SĨ HOẠT HỌA (ANIMATOR)

Chắc hẳn phim hoạt hình hay truyện tranh rất quen thuộc với tất cả mọi người, bất kể thế hệ hay tuổi tác. Nếu bạn đam mê với nó thì có lẽ ngành hoạt hoạ là dành cho bạn. Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin hiện nay, lĩnh vực hoạt hoạ cũng được phát triển kèm theo trong mảng hình ảnh động, hiệu ứng hình ảnh, trò chơi điện tử và các ngành công nghiệp thiết kế. Họa sĩ theo mảng này có thể làm việc như một người sáng tạo, người vẽ truyện, hay nghệ sĩ hoạt hoạ.


a. Hoạ sĩ Truyện tranh

Nguồn: Marvel

Được tác giả thể hiện nội dung qua nét vẽ trên những ấn phẩm xuất bản, bao gồm type chữ nội dung và hình vẽ thể hiện các bổi cảnh trong cốt truyện.


b. Hoạ sĩ Hoạt hình

Ví dụ: Phim "We Bare Bears"

Cũng vẫn là những nét vẽ như truyện tranh nhưng thay vì ghi chú lời thoại bằng văn bản thì được tác giả thể hiện từng khung hình phim qua những âm thanh lồng tiếng sống động, sự chuyển động của nhân vật, bối cảnh, nhằm thể hiện nội dung kịch bản cho người xem hình dung dễ dàng và thú vị hơn.


3. HỌA SĨ CONCEPT ART (CONCEPT ARTIST)

Là tư duy tạo hình các ý tưởng sáng tạo được hình thành trong suy nghĩ, và thể hiện trong việc trình bày các ý tưởng về màu sắc, chất liệu, tâm trạng và phát triển thành những cái mà chúng ta có thể nhìn thấy và hiểu rõ bằng mắt thường và chỉ dừng lại tác phẩm ở việc quản lý bố cục tổng thể chứ không đi sâu vào chi tiết.


a. Minh hoạ GAME

Concept Art cho nhân vật Game


b. Minh hoạ nội dung PHIM

Nguồn: Youtube "Behind Star Wars"

Thể hiện rõ ý đồ các góc quay, bối cảnh, hành động tâm trạng nhân vật trong tranh vẽ thông qua mô tả của đạo diễn làm phim.


4. HỌA SĨ GAME (GAME ARTIST)

Nguồn: David Kegg

Là người trực tiếp vẽ và thể hiện môi trường, tạo hình nhân vật và bối cảnh trên những thiết bị đồ họa, được hiểu đơn giản nhất là thiết kế nhân vật và môi trường trong game, dựng cắt khớp chuyển động, diễn hoạt cho các nhân vật và môi trường game.


KẾT LUẬN

Trên đây là TỔNG HỢP những ngành nghề đa dạng, chia sẻ hữu ích dành cho lộ trình bắt đầu với Digital Painting của bạn. 

Hơn nữa, nếu bạn đam mê với vẽ minh hoạ, và mong muốn được có nền tảng bắt đầu vững chắc với bộ môn Digital Painting, hãy tham khảo ngay Khóa học Digital Painting chuyên sâu cho người mới bắt đầu tại ColorME.

Tuy nhiên ngành nào cũng vậy, thành công không chỉ đến sau ngày một ngày hai được, hãy để niềm yêu thích thúc đẩy bạn có động lực kiên nhẫn luyện tập kiến thức bằng đam mê, thưởng thức những tác phẩm của mình tiến bộ từng ngày trên con đường luyện tập. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn trong việc giải đáp thắc mắc về “Digital Painting và tiềm năng nghề nghiệp”

ColorME chúc bạn nhiều niềm vui và thành công với bộ môn thú vị này!

Quỳnh Anh · 2022-07-04 17:05:04 · 13131 lượt xem
Đánh giá bài viết

Inspiration of the day

Designers are meant to be loved, not to be understood.
Margaret Oscar, designer
Từ khóa nổi bật
Khoá học Photoshop Hà Nội