Kiến thức cần biết khi học chụp ảnh cơ bản

Thanh Tâm · 2022-01-20 08:44:23 · 18251 lượt xem
image - Kiến thức cần biết khi học chụp ảnh cơ bản

Nói một cách đơn giản, chụp hình là quá trình ghi lại hình ảnh thông qua thiết bị chuyên dụng. Có nhiều lý do dẫn đến việc bạn quyết định học chụp ảnh và mua máy. Tuy nhiên, nếu đã có một niềm yêu thích với máy ảnh và việc “ghi lại” những khoảnh khắc trong cuộc sống thì trước hết đừng bỏ qua những kiến thức hữu ích sau đây nhé!

I. Chụp ảnh cơ bản có cần “tố chất” không?


Chụp ảnh khác với nhiếp ảnh ở trình độ và năng lực của người chụp. 

Nếu mục đích bạn cầm chiếc máy ảnh trên tay là để thỏa mãn sở thích, sự yêu thích; muốn ghi lại mọi điều xung quanh bạn và những người bạn yêu thương thì “tố chất” hoàn toàn vô nghĩa ở đây.

Áp dụng một vài bố cục và biết những thông số cơ bản là đủ để bạn làm chủ chiếc máy ảnh của mình!

Nếu mục đích của bạn là biến sự yêu thích trở thành nghề, thì “tố chất” cũng không phải điều quan trọng. Thay vào đó, là sự đầu tư nghiêm túc cho bản thân để nâng cao trình độ: đầu tư về kiến thức; đầu tư trong thời gian và đầu tư về thiết bị.

Tuy nhiên, dù là nghiệp dư hay chuyên nghiệp thì ai cũng cần “xuất phát” từ điểm bắt đầu. Vậy những kiến thức cơ bản nhất mà ai học chụp ảnh cũng cần phải biết là gì?


II. Những thuật ngữ hay được sử dụng trong nhiếp ảnh


1. Khẩu độ:


  • Là độ mở của ống kính, giúp điều chỉnh độ sáng của 1 bức ảnh.
  • Được ký hiệu là F/X (X là độ mở của ống kính được ghi bằng con số cụ thể, ví dụ F/2; F/1.8; F/4….) Giá trị X càng nhỏ thì khẩu độ càng lớn (F/2 > F/4)
  • Khẩu độ càng lớn, ảnh càng sáng. Khẩu độ càng bé, ảnh càng tối.


2. Độ sâu trường ảnh (Depth of Field): 


  • Thuật ngữ dùng diễn tả vùng rõ nét của một bức ảnh, hay còn gọi là hiệu ứng xóa phông.
  • Hiệu ứng xóa phông xuất hiện khi để khẩu độ lớn (X thường bé hơn 4.5)


3. Tốc độ màn trập (Shutter Speed):


Shutter Speed


  • Là tốc độ đóng màn trập của máy ảnh trên một ảnh chụp, được đo bằng giây hoặc một phần của giây (1/X, ví dụ 1/125; 1/150; 1/250,...). X càng lớn thì tốc độ càng nhanh
  • Tốc độ màn trập nhanh thường chụp các chủ thể di chuyển nhanh một cách rõ nét, không bị mờ.
  • Tốc độ màn trập chậm thường chụp các vật thể vào ban đêm hoặc trong môi trường tối có chân máy.


4. Độ nhạy sáng máy ảnh (ISO):


ISO

  • Một cài đặt có trong máy ảnh giúp chỉnh độ sáng/tối của bức ảnh.
  • ISO càng cao ảnh càng sáng và ngược lại ISO càng thấp ảnh càng tối.
  • Với điều kiện ánh sáng bình thường ngoài trời, ISO thích hợp là 200
  • Không nên để ISO cao vì ảnh sẽ bị nhiễu.


5. Màn trập


Màn trập


  • Màn trập (còn gọi là cửa trập) là lớp màn hình bằng kim loại được đặt trước cảm biến, giúp điều tiết lượng ánh sáng đến bộ cảm biến.


6. Tiêu cự ống kính



  • Tiêu cự chính là mức độ phóng đại mà ống kính đạt được (tính bằng mm). Bởi vậy số độ dài tiêu cự cho bạn biết máy ảnh có thể chụp trong phạm vi cảnh như thế nào.
  • Số độ dài tiêu cự nhỏ, cho góc nhìn rộng hiển thị nhiều cảnh hơn và ngược lại.


7. Các chế độ lấy nét



  • AF (Autofocus) là tự động lấy nét. Chế độ AF giúp máy ảnh tự điều chỉnh để lấy nét chính xác nhất khi chụp ảnh.
  • MF (Manual focus) là lấy nét thủ công. Khi để ở chế độ MF, người chụp ảnh tự điều chỉnh tiêu điểm theo cách thủ công để lấy nét.


8. Các chế độ trên máy DSLR (Dành cho người dùng máy DSLR)



  • Chế độ M: Chỉnh tay hoàn toàn, có thể điều chỉnh các thông số trên máy ảnh
  • Chế độ A: Ưu tiên khẩu độ
  • Chế độ S: Ưu tiên tốc độ
  • Chế độ P: Tự động


9. Các loại máy ảnh

Đọc thêm tại đây


TẠM KẾT

Hy vọng bài viết trên cung cấp được những thông tin hữu ích đến bạn. Nếu bạn yêu thích và muốn tìm hiểu sâu hơn về nhiếp ảnh, đừng ngần ngại tìm hiểu ngay khóa học Photography của colorME nhé!



Thanh Tâm · 2022-01-20 08:44:23 · 18251 lượt xem
Đánh giá bài viết

Inspiration of the day

Designers are meant to be loved, not to be understood.
Margaret Oscar, designer
Từ khóa nổi bật
Khoá học Photoshop Hà Nội