Top 5 loại chuột đồ họa dành cho designer (Năm 2021)
Một họa sĩ giỏi luôn biết cách chọn cho mình một cây cọ tốt. Cũng như vậy, một designer giỏi luôn biết cách chọn cho mình một con chuột phù hợp với bản thân mình nhất. Nhưng đứng giữa muôn vàn sự lựa chọn với rất nhiều yếu tố khác nhau cần cân nhắc, liệu bạn có thể dễ dàng tìm được một cái tên phù hợp để hiện thực hóa những ý tưởng của mình? Nếu vẫn còn cảm thấy mông lung, colorME sẽ gợi ý cho bạn 5 con chuột thiết kế tốt nhất hiện nay để công việc của bạn trở nên hiệu quả hơn nhé. Tìm hiểu ngay thôi!
- 5 thuật ngữ thiết kế thường bị nhầm lẫn
- Cách mở File PSD trong Illustrator chỉ trong một nốt nhạc
- Mã màu Hex là gì? Cách hoạt động của mã màu Hex trong thiết kế
- Doodle Art (Phần 1): Doodle Art là gì? Những sự thật thú vị về Doodle Art
- Cách ứng dụng Typography (Phần 2): Ứng dụng trong thiết kế Website
- 8 cách tìm cảm hứng thiết kế cho người mới bắt đầu
1. Logitech MX Master 2S
Là một “hậu duệ” xuất sắc của Logitech MX Master, MX Master 2S không để những người đàn anh của mình phải thất vọng bởi hiệu năng tuyệt vời của mình.Không những thế, chú chuột này cũng khoác lên mình một ngoại hình đầy ấn tượng và không kém phần đẳng cấp. Nhiều người dùng cũng đánh giá rằng việc nhức mỏi tay khi làm việc trong thời gian dài dường như đã biến mất khi bắt đầu sử dụng Logitech MX Master.
Bên cạnh đó, Logitech MX Master còn trở nên đặc biệt với những điểm mạnh như:
- Con lăn siêu tốc
- Thiết kế mô phỏng hình lòng bàn tay
- Khả năng thích ứng với mọi mặt phẳng
- Khả năng kết nối kép và chuyển đổi dễ dàng
- Cảm biến Darkfield và độ phân giải 4000 DPI
- Thời gian sử dụng lên đến 70 ngày trong 1 lần sạc đầy
Giá của MX Master 2S hiện tại đang dao động khoảng 1.500.000 VND
2. Logitech Mx Master 3
Nếu những tính năng của Logitech Mx Master 2S vẫn chưa đủ để thuyết phục bạn, hay đơn giản là bạn muốn nâng tầm trải nghiệm hơn nữa, hãy cho ngay vào giỏ hàng của mình chú chuột Logitech Mx Master 3.
Có thể nói, đây là một “sự cải tiến lớn của một sự cải tiến lớn”. Bởi lẽ, những gì mà Logitech Mx Master 2S đã làm được, Logitech Mx Master 3 còn làm được tốt hơn, và thậm chí là tinh tế hơn. Một số điểm nổi bật sau có thể sẽ khiến bạn phải “dốc hầu bao” luôn đấy:
- Bánh xe cuộn với cơ chế điện từ hoàn toàn mới, giúp giảm tiếng ồn khi cuộn nhiều nấc
- Nút cuộn, nút bấm phụ và bánh xe cuộn ngang được làm bằng thép không gỉ
- Nút nhấp chuột trái, chuột phải, bánh xe điều chỉnh và bánh xe cuộn ngang ở ngón tay cái được đặt song song
- Các thao tác điều khiển trên phần còn lại của ngón tay cái có một nút riêng để giữ thay vì chỉ nhấn xuống
- Cổng sạc USB-C thay vì Micro USB
2.300.000 VND cho một “siêu phẩm” như MX Master 3 là một điều đáng cân nhắc
3. Anker Wireless Vertical Mouse
Chẳng cần phải “act cool” thì chiếc chuột này cũng sẽ khiến bạn “đứng hình mất 5 giây” khi nhìn thấy lần đầu tiên. Phá bỏ triết lý “nằm ngang” truyền thống của hầu hết các dòng chuột khác trên thế giới, Anker tuyên bố đổi tư thế khi “sừng sững” đứng thẳng lên luôn, đồng thời đem lại một kiểu dáng vô cùng khác biệt nhưng cũng gây ít nhiều tranh cãi.
Mặc dù vậy, chẳng phải ngẫu nhiên mà Anker Wireless Vertical Mouse được ra đời với khuôn hình chẳng giống ai. “Chiếc tàu bay hạng nặng” đem lại những công năng vô cùng ấn tượng và đặc biệt đây chắc chắn sẽ là “người bạn tri kỷ” của những designer phải cày ngày cày đêm trong thời gian dài. Những nút hỗ trợ cùng thiết kế công thái học là những điểm nổi bật của chú chuột có giá chỉ khoảng 700.000 VND này.
Dáng lạ giá mềm - Sao lại không nhỉ?
4. Microsoft Bluetooth Mobile Mouse 3600
Một trong những yếu tố tạo nên sức hấp dẫn của một con chuột chính là công nghệ của nó. Và với Microsoft Bluetooth Mobile Mouse 3600, đây lại chính là một điểm mạnh. Sử dụng công nghệ BlueTrack của Microsoft, chú chuột này giúp cho người dùng kết hợp sức mạnh của quang học với độ chính xác của laser để tracking chính xác hơn trên mọi loại bề mặt.
Chưa hết, công nghệ Bluetooth Smart cũng là một yếu tố đáng chú ý của Microsoft Bluetooth Mobile Mouse 3600. Hiệu suất tối đa chạm mốc 10G và lên tới 30 inch mỗi giây cũng là một điểm sáng của chú chuột này. Mức giá của chú chuột này cũng vô cùng phải chăng khi chỉ rơi vào khoảng 700.000 VND.
Một con số khá vừa vặn với túi tiền của nhiều người cho một sản phẩm mang đậm tính công nghệ
5. Logitech MX Ergo Wireless
Thay vì cảm biến thông thường, Logitech MX Ergo Wireless lại sử dụng bi lăn để điều khiển. Đây là một trong những điểm nhấn “có một không hai” của chú chuột nhà Logitech này. Điều này có thể coi là một “liều thuốc” hữu hiệu đối với ai gặp tình trạng mỏi cơ khi sử dụng chuột bởi theo Logitech, Logitech MX Ergo Wireless hỗ trợ người dùng giảm 20% số lượng cơ cần thiết để điều khiển (vì chỉ cần dùng ngón cái thay vì cả cánh tay/cổ tay).
Bên cạnh đó, bi lăn của MX Ergo cũng có thể điều chỉnh độ nhạy, tương tự như DPI của chuột quang. Ngoài ra, Logitech MX Ergo có thể kết nối trực tiếp với máy tính thông qua Bluetooth hoặc sử dụng bộ nhận wireless Unifying. Cùng với đó, độ “trâu” của chú chuột này cũng rất ấn tượng khi được công bố rằng có thể dùng 4 tháng sau mỗi lần sạc đầy. Giá của chú chuột này rơi vào khoảng 2.300.000 VND.
Trùm cuối không bao giờ khiến ta phải thất vọng phải không nào?
TÚM LẠI…
Trên đây là 5 dòng chuột mà colorME tin rằng sẽ trở thành “trợ thủ đắc lực” trong công việc thiết kế của bạn đấy. Nhưng để thực sự biết được đâu là sự lựa chọn hoàn hảo dành cho mình, bạn phải tự mình ra hàng kiểm chứng thôi. Biết đâu “chạm tay nhau một giây thôi là nhớ nhau cả đời”, nhỉ?
Còn nếu đã rước một “em” chuột về rồi mà vẫn chưa biết cách tối ưu hóa, hãy đến ngay với colorME để chúng mình không chỉ truyền cho bạn kiến thức, tư duy về thiết kế, mà còn là nguồn cảm hứng vô tận để bạn và “em” chuột của mình có thể tạo nên những tuyệt phẩm nhé: