3 · the golden number for Design
- Hướng dẫn dùng hiệu ứng chuyển Slide (transition) để bài thuyết trình thêm hấp dẫn
- Chủ nghĩa siêu thực trong thiết kế đồ họa
- Mosaic là gì? một vài nét cơ bản về mosaic
- Các nguồn tài liệu thiết kế đồ hoạ dành cho người mới bắt đầu
- TOP 10 cuốn sách thiết kế hay giúp bạn tự học thiết kế đồ họa!
- Top 9 cặp font giáng sinh được yêu thích nhất
Chắc hẳn ai trong số các bạn khi thiết kế một ấn phẩm và nhìn lại, bạn cảm thấy nó không đúng lắm. Có thể nó bố cục nó chưa ổn, có thể màu sắc không hài hòa hay phần typo quá khó nhìn… Yên tâm, nếu như bạn ghi nhớ con số 3 khi thiết kế, thì những điều thắc mắc kia sẽ không tồn tại nữa. Chúng ta cùng xem nhé ?
Chắc hẳn các bạn đã nghe đến bố cục 1/3 này rất nhiều rồi đúng không? Quy tắc 1/3 tạo bởi 2 đường cắt ngang và 2 đường cắt dọc, chia khung hình ra thành 9 phần bằng nhau. Các đường cắt dọc gọi là các “đường dọc mạnh”, các đường cắt ngang gọi là các “đường ngang mạnh” hay các “đường chân trời”, chúng giao nhau tại 4 điểm (đánh dấu tròn) gọi là các “điểm mạnh”. Một tấm hình/bức thiết kế tuân thủ tốt quy tắc 1/3 là khi người chụp/ thiết kế đặt các điểm nhấn của chủ thể vào càng nhiều các đường mạnh và điểm mạnh càng tốt, và phần hậu cảnh nếu có đường chân trời thì đường chân trời này nằm song song hoặc trùng khớp với 1 trong 2 đường ngang mạnh.
3 là con số lớn nhất khi bạn chọn màu chủ đạo cho bản thiết kế của bạn, không nên vượt quá con số này. Với 3 màu, chúng ta có thể chọn cách phối màu tương đồng, tương phản (cặp tương phản + màu bổ trợ để màu sắc bản thiết kế không trở nên quá đối lập) hay tương đồng như hình trên.
Nếu bạn đang sử dụng hình nền, một cách dễ dàng để bắt đầu là chọn một trong những màu tối nhất làm màu đầu tiên của bạn. Tùy thuộc vào cảm xúc hoặc chủ đề của thiết kế của bạn, hãy chọn hai màu khác bổ sung cho nhau. Ở đây, một bảng màu đơn sắc đã được chọn để làm nổi bật vẻ ngoài của hạt cà phê.
Hệ thống phân cấp chữ dẫn đến thứ tự đọc của người xem. Mắt sẽ hưỡng tới các yếu tố lớn, vì vậy hãy luôn đảm bảo rằng tiêu đề của bạn, hoặc thông tin bạn muốn mọi người đọc đầu tiên, là lớn nhất. Điều này nên được theo sau bởi phụ đề, sau đó là phẩn nội dung. Có một quy tắc khá hay trong thiết kế chính là size chữ phần phụ đề bằng 1 nửa size tiêu đề và gấp đôi phần nội dung. Từ đó ta sẽ có một hệ thống phân cấp chữ đem lại cho người xem sự mạch lạc trong thông tin.
Khi thiết kế, chúng ta nên hạn chế ở ba yếu tố chính trong bố cục để tránh sự lộn xộn của tác phẩm của bạn. Như ở tấm poster trên, tác giả chỉ dung 3 yếu tố đó chính là chữ, đường line để phân cấp thông tin và cuối cùng là phần texture watercolor ở phần trên và dưới. Ở tấm poster thứ hai, 3 yếu tố chính là: ảnh đã được cắt, icon và chữ.