Hiệu ứng Flare trong nhiếp ảnh

Nam Dương · 2018-05-16 17:46:48 · 14796 lượt xem
image - Hiệu ứng Flare trong nhiếp ảnh

Flare là một hiệu ứng thường gặp trong nhiếp ảnh. Việc hiểu rõ bản chất và cách kiểm soát flare giúp những tấm ảnh trở nên ấn tượng và độc đáo hơn rất nhiều.

Bài viết sẽ giúp bạn sáng tạo với hiệu ứng flare một cách hiệu quả nhất.

Nguồn: ishootshows,  J. Dennis Thomas, tinhte.vn,...

Flare là gì?Flare, có thể gọi là "lóe sáng" là kết quả của quá trình ánh sáng phản chiếu thông qua các thấu kính trong bộ phận quang học của lens. Những lens có cấu trúc quang học càng phức tạp thì xác suất có flare là cao hơn sao với các lens có cấu trúc đơn giản.

Flare có thể được sử dụng hiệu quả trong tất cả các thể loại nhiếp ảnh từ chân dung cho đến phong cảnh. Điều tuyệt vời về hiệu ứng này đó là bất cứ máy nào cũng có thể tạp được hiệu ứng này, từ máy DSLR cao cấp nhất cho đến các máy compact, và bởi vì đây là một hiệu ứng quang học nên có thể nhìn thấy dc trong cả viewfinder hay trên màn hình LCD.


Các loại flare

Veiling Flare (flare phủ): Là loại flare xuất hiện với nguồn sáng nằm ngoài góc nhìn của ống kính, tạo ra hiện tượng đối tượng chụp bì mờ nhoè, độ tương phản rất thấp. Loại flare này nếu biết tận dụng ở một góc nhìn nào đó, vừa đủ và ở cường độ sáng đúng mức, đối tượng ảnh sẽ ấn tượng. Dĩ nhiên còn tuỳ thuộc góc chụp nhất định, chiều dài tiêu cự ống kính, chất lương quang học của ống kính nữa.

Ghosting Flare: Là loại flare có hình dạng chuỗi hình đa giác cùng với một chuỗi sọc sáng kéo dài trong khung ảnh. Các hình đa giác lại có kích thước lớn nhỏ khác nhau, tuỳ thuộc vào số lượng lá khẩu trong ống kính mà thành. Ống kính càng có nhiều thấu kính hay cụm thấu kính thì các hình đa giác nhau xuất hiện càng nhiều, vì các tia sáng đi lạc này phản chiếu nhiều lần.

Sensor / Red Dot Flare: Là loại flare xảy ra khi tia sáng đi qua ống kính đến cảm biến ảnh, rồi phản xạ qua lại giữa cảm biến với các thấu kính của ống kính tạo ra các vệt đỏ trên ảnh. Hiện tượng này xảy ra với tia sáng cường độ mạnh trực tiếp

Cách để tạo ra flare cho bức ảnh

1. Chụp ảnh với nguồn sáng ngay rìa của khung ảnh

Để nguồn sáng ngay rìa của khung ảnh hoặc ở ngay ngoài tầm nhìn của khung ảnh sẽ tang khả năng tạo flare và cho lượng flare nhiều hơn

Một số lens dễ tạo flare vì thiếu lớp phủ. Những chiếc lens cũ thường có lớp phủ bị phai đi, điều đó sẽ làm flare dễ xuất hiện hơn. Chiếc lens được dùng để chụp cái ghế sofa trong tấm ảnh này là một chiếc lens mới, nhưng lại được sản xuất theo thiết kế cổ điển và lớp phủ đơn. Ảnh trên được chụp với  Voigtländer 35mm f/1.4 Nokton Classic Single Coated (cũng có một phiên bản khác với nhiều lớp phủ để giảm flare)

2. Bỏ hood đi

Hood có chức năng là làm giảm lượng tia sáng đi vào lens, vì vậy cũng làm giảm lượng flare trong tấm ảnh. Bỏ hood ra sẽ làn tang khả năng cũng như số lượng flare.


3. Dùng một ống góc rộng

Ống góc rộng hoặc siêu rộng sẽ dễ cho flare hơn vì ánh sáng khó bị chặn hơn. Góc quang học lớn cũng làm cho ánh sáng bị phản chiếu dài hơn và sẽ tạo nhiều flare hơn. Nhưng có một lưu ý là, các ống góc rộng mắc tiền thường có nhiều lớp phủ chất lượng để làm giảm hiệu ứng flare.

Bạn không cần phải chụp trực tiếp vào mặt trời để có được flare. Trong tấm ảnh chụp anh chàng chơi skateboard này, tôi đã dựng một cây flash rời ngay cạnh ống  fish-eye của tôi, và nó đã cho tôi rất nhiều flare. Ảnh trên được chụp với Zenitar 16mm f/2.8 fish-eye.


4. Mở khẩu hết cỡ

Sử dụng độ mở khẩu lớn sẽ cho lượng ánh sáng đi vào lens nhiều, như vậy sẽ là tăng lượng tia sáng phản chiếu bên trong các thấu kính và tạo nhiều flare hơn. Và ngược lại, sử dụng độ mở khẩu độ nhỏ sẽ làm cho ánh sáng đi vào cảm biến với góc độ nhỏ hơn, kiểm soát điều này để có thể điều chình được lượng sáng phản chiếu trong lens.


5. Sử dụng lens cũ hoặc rẻ tiền

Bởi vì film thì không phản chiếu ánh sáng ngược lại các thấu kính nên các lens của máy phim cũ thường không phủ lớp ở thấu kính sau. Miếng kính lọc bóng láng ở trước cảm biến sẽ phản chiếu ánh sáng và tạo flare với các ống kính cũ. Các ống kính rẻ tiền thường có lớp phủ kém hiệu quả trong việc giảm flare hơn các ống đắt tiền.


6. Sử dụng kính lọc UV

Những chiếc kính lọc UV (đặc biệt là loại rẻ tiền) nổi tiếng với việc tạo flare trầm trọng. Bạn có thể sử dụng thêm kính lọc UV.

Khi thêm hiệu ứng flare, tấm ảnh thường sẽ bị giảm về độ tương phản cũng như độ bão hòa màu. Bạn nên tăng độ tương phản bằng cách sử dụng phần mềm. Bạn có thể tăng vibrance hay saturation để lấy lại màu và thanh Clarity thường rất hữu ích khi kéo lại chi tiết trong tấm ảnh. 

Nam Dương · 2018-05-16 17:46:48 · 14796 lượt xem
Đánh giá bài viết

Inspiration of the day

Designers are meant to be loved, not to be understood.
Margaret Oscar, designer
Từ khóa nổi bật
Khoá học Photoshop Hà Nội