LOMOGRAPHY - ĐỈNH CAO SỰ TỰ DO TRONG NHIẾP ẢNH
Nghệ thuật nhiếp ảnh luôn đòi hỏi sự chuẩn bị kĩ lưỡng từ thiết bị, kĩ thuật đến chuyên môn của người chụp ảnh để truyền tải cảm xúc trong từng khung hình nhưng với lomography, vẻ đẹp từ những bức hình lại đến từ phong cách hoàn toàn khác.
- Các thuật ngữ cần biết về pantone Phần 1
- ColorsxStudios - sân khấu của sự phá cách và nghệ thuật tối giản
- Thiên Địa Nhân Tarot - Bộ Tarot mang đậm nét văn hóa Việt
- Tầm quan trọng của Prototype trong thiết kế UI/UX và quy trình tạo ra một Prototype hiệu quả.
- Cách tạo Color Palette từ những tấm ảnh
- Cùng tìm hiểu bí mật ẩn sau những Logo
Lomography là gì?
Lomography là phong trào nhiếp ảnh được sáng tạo bởi hai sinh viên nghèo tại Áo. Họ đã mua lại những chiếc máy ảnh phim có tên Lomo từ thời Liên Xô cũ và tiến hành chụp mà không thep bất cứ những quy tắc nhiếp ảnh truyền thống nào. Những bức ảnh đã gây được nhiều bất ngờ với hiệu ứng ánh sáng kỳ quặc và hiện tượng bóng mờ. Và ngay sau đó, tổ chức Lomographic Society (Hội những người chơi ảnh Lomography) đã chính thức được thành lập tại Áo vào những năm 90. Những người sáng lập đầu tiên đã thử nghiệm trên nhiều tấm ảnh với Lomo LC-A – một máy ảnh đồ chơi giá rẻ của Nga và các máy ảnh phim được sử dụng hầu hết đều có tuổi đời từ rất lâu và giá cả cũng khá là mềm.
Tóm lại, Lomography là những bức ảnh sử dụng máy ảnh để ghi lại những khoảnh khắc một cách ngẫu hứng, tự do và không theo một khuôn mẫu hay chuẩn mực kỹ thuật nào. Với tư tưởng “don’t think, just shot” của lomo, bạn sẽ nhận được những bức hình bất ngờ với những màu sắc và phong cách đậm chất “lomo” khi cuộn phim được rửa.
10 nguyên tắc vàng của Lomography:
1. Đem theo máy ảnh bất kể khi bạn đang ở đâu
2. Chụp bất cứ khi nào không kể ngày đêm
3. Hãy để Lomo chính là một phần trong cuộc sống của bạn thay vì một điều phiền muộn ảnh hưởng cuộc sống.
4. Khi thấy mục tiêu, hãy tiếp cận và bấm máy
5. Không cần suy nghĩ quá nhiều khi chụp
6. Chụp càng nhanh càng tốt
7. Không cần suy nghĩ bạn sẽ chụp gì
8. Không cần suy nghĩ bạn đã chụp gì
9. Chụp thêm nhiều tâm khác từ mọi góc độ ngay sau đó
10. Và cuối cùng: Hãy chụp, đừng quan tâm đến 9 điều trên.
Với 10 nguyên tắc cốt lõi trên song nguyên tắc thứ 10 lại khiến người đọc “hoang mang” khi là “đừng quan tâm đến 9 điều trên”, điều này càng chứng minh tính chất ngẫu hứng của Lomography.
Lomography không thích hợp với những bức ảnh đòi hỏi sự trau chuốt, tỉ mỉ nhưng ngược lại nó lại là lối chụp yêu thích của những tín đồ du lịch, luôn “kè kè” chiếc máy ảnh để “nháy” mọi lúc mọi nơi.
Máy ảnh nào là sự lựa chọn phù hợp cho bạn?
Máy ảnh khác nhau có cách sử dụng và hiệu ứng khác nhau. Việc lựa chọn một máy ảnh phù hợp mang lại hứng thú khi chụp ảnh cho bạn.
1. Lomo Fisheye
Máy có chế độ xem hình ảnh với góc rộng 170 độ xung quanh bạn , tạo ra hình ảnh với hiệu ứng cong và tròn như các ống kính mắt cá hiện đại ngày nay.
2. Colorsplash camera – Đèn flash nhiều màu
Đây là một chiếc máy dễ sử dụng với vẻ ngoài thiết kế dễ thương và đèn flash có thể thay đổi được nhiều màu sắc (12 màu tất cả). Chiếc máy này phù hợp với những buổi party, lưu lại những khoảnh khắc đáng nhớ.
3. Actionsample, Supersample, Pop9, Oktomat
Những chiếc máy này có đặc điểm chung là chụp được nhiều khung hinh trên cùng một tấm phim với tốc độ 4 hình/ giây, hay 8 hình, 9 hình/giây. Những chuyển động phía trước ống kính được ghi lại thành một chuỗi hình ảnh động hấp dẫn.
4. Horizon Kompakt, Horizon Perfekt
Những chiếc máy này có thể chụp những bức ảnh với góc nhìn lên đến 120 độ và ở tỉ lệ 6:9 hoặc 9:16 khác với tỉ lệ thông thường là 3:4. Đây là một kích thước hoàn hảo với việc chụp ảnh phong cảnh, những bức ảnh cần góc rộng.
5. Lomo LC-a
Sẽ là một sự thiếu xót rất lớn nêú không nhắc đến Lc-a vì Lomo chính là bắt nguồn từ nơi sản xuất chiếc máy ảnh này.
Nếu bạn chưa có điều kiện để chuẩn bị cho mình một chiếc ảnh lomo, bạn có thể sử dụng phần mềm Photoshop để tự tạo cho mình những bức ảnh mang phong cách Lomography bằng việc tạo những hiệu ứng màu và mờ viền cho bức ảnh của mình.
>> Xem thêm: Full lộ trình học Photoshop cơ bản cho người mới bắt đầu
Tạm kết,
Không hoàn hảo, không có quá nhiều nguyên tắc, lomography vẫn tạo nên sự khác biệt từ tiêu chí vô cùng đơn giản “Don’t think, just shot – Đừng nghĩ gì, cứ chụp”. Nếu bạn có hứng thú với nhiếp ảnh, hãy tham khảo KHOÁ HỌC NHIẾP ẢNH CƠ BẢN tại ColorMe nhé.