Quy trình chỉnh sửa video chuyên nghiệp cho người mới bắt đầu
Bạn mong muốn có thể tự mình chỉnh sửa và tạo ra những video chuyên nghiệp nhưng lại chưa biết bắt đầu như thế nào? Hãy cùng ColorMe khám phá quy trình chỉnh sửa video đơn giản cho người mới bắt đầu trong bài viết dưới đây nhé!
- Chỉnh sửa background Graphic trong Powerpoint cực kỳ đơn giản
- Cách Sử Dụng Màu Sắc Hiệu Quả Trong Digital Painting
- Tất tần tật bạn cần chuẩn bị khi học vẽ Digital Painting
- Hướng dẫn chi tiết cắt ghép Video bằng Adobe Premiere
- Tạo Logo Intro với hiệu ứng Golden Logo - Hướng dẫn After Effects
- Chuyện freelancer · khách hàng có thể tìm thấy bạn ở đâu?
Chỉnh sửa video không phải chỉ là việc bạn tải phần mềm chỉnh sửa và bắt đầu làm việc với các video trên các ứng dụng đó. Thực tế, chỉnh sửa video là cả một quá trình với các giai đoạn được sắp xếp theo trình tự hợp lí và có tính liên kết để tạo nên sự hiệu quả. Mỗi giai đoạn được xây dựng dựa trên công việc đã hoàn thành trong các giai đoạn trước. Điều này giúp bạn tiết kiệm thời gian và tạo ra được sản phẩm ưng ý và chuyên nghiệp. Cùng tìm hiểu về các giai đoạn cơ bản và cần thiết trong quá trình chỉnh sửa video nhé!
1.Tiền hậu kì
Lên ý tưởng, kịch bản chỉnh sửa
Có thể bạn sẽ thấy kì lạ khi hậu kỳ chỉnh sửa video nên bắt đầu với tiền sản xuất trước. Nhưng thực tế, đây lại là một khâu vô cùng quan trọng nhưng lại ít được lưu ý trước khi bắt tay vào chỉnh sửa video. Kinh nghiệm của những editor lâu năm đã cho thấy, việc viết ra những ý tưởng và phác thảo một cách cụ thể sẽ giúp hiệu suất làm việc của bạn nâng cao, tiết kiệm thời gian và đạt được kết quả ưng ý nhất. Do vậy, lời khuyên dành cho những những bạn mới bắt đâu tìm hiểu và học về cách chỉnh sửa video, không được bỏ qua bước chuẩn bị này đâu nhé!
Ở giai đoạn này, bạn cần xem xét và xác định ý tưởng, lên kịch bản chỉnh sửa một cách cụ thể. Và để hình thành được những ý tưởng này, bạn có thể đặt ra những câu hỏi tự trả lời: Mục tiêu, đối tượng mục tiêu và thông điệp cốt lõi của video, từ đó xem xét concept video như thế nào cho phù hợp, visual thể hiện ra sao,... Bạn có thể tham khảo bài viết cách viết kịch bản video để xây dựng được quy trình làm việc phù hợp nhất nha!
>> Và bước tiếp theo đó là chuyển hoá ý tưởng thành bản phác thảo cụ thể được gọi là Storyboard trước khi bắt đầu tiến hành chỉnh sửa với phần mềm.
Storyboard được gọi là bảng phân cảnh, bao gồm những bảng vẽ chứa đựng những câu chuyện, thông điệp mà bạn muốn kể trong video, được phác hoạ thành hình ảnh, giúp bạn thấy được tổng thể nội dung của video trước bắt tay vào thực hiện chỉnh sửa. Bạn có thể tham khảo quy trình tạo ra storyboard tại đây nhé!
Với storyboard, bạn có thể hình dung tổng quát nhất về diễn biến video, từ đó xem xét sự liên kết, kết nối giữa mạch câu chuyện cũng như cảnh quay, thay đổi ví trị dễ dàng. Bạn có thể cắt từng cảnh ra khỏi bảng phân cảnh và xử lý chúng, di chuyển xung quanh các cảnh khác nhau hoặc toàn bộ cảnh để dự đoán bản chỉnh sửa cuối cùng sẽ như thế nào. Các chỉnh sửa được thực hiện trong giai đoạn tiền sản xuất giúp quá trình thực hiện hậu kì đơn giản và nhanh chóng.
Chọn lọc Footage
Trong sản xuất video, footage là những cảnh quay thô, chưa qua chỉnh sửa. Thông thường, các footage phải trải qua quá trình biên tập hậu kì trước khi tạo thành một bộ phim hay video hoàn chỉnh.
Trong quá trình quay, có những cảnh quay sẽ được quay lại nhiều lần. Do vậy, chọn lọc Footage sẽ giúp bạn có được những thước quay phù hợp, thay vì chờ đợi để xem mọi đoạn phim sau khi sản xuất xong, bạn sẽ thấy mình mất nhiều giờ trước màn hình hơn nữa để chỉnh sửa trước khi bạn bắt đầu thực hiện. Bạn có thể tham khảo thêm bí quyết sở hữu Footage ấn tượng từ ColorMe để tiết kiệm thời gian chỉnh sửa và hoàn thành công việc thật nhanh chóng nha!
Việc xem lại các Footage sẽ giúp bạn sắp xếp lại các cảnh quay trong các đoạn nhỏ hơn và cân nhắc những gì bạn nhìn thấy với những gì bạn đã lên ý tưởng trong quá trình lên kịch bản. Thêm vào đó, bạn xác định các lỗ hổng trong sản xuất - các cảnh quay bị thiếu để có thể kịp thời khắc phục với bên sản xuất để ghi lại cảnh quay bạn cần để hoàn thành chỉnh sửa.
2.Hậu kì
Sắp xếp các cảnh quay
Sau khi chọn lọc được ảnh quay ưng ý, là lúc chúng ta bắt đầu vào việc lựa chọn các trình chỉnh sửa và thực hiện sắp xếp các cảnh quay dựa trên kịch bản đã xây dựng. Sử dụng bảng phân cảnh (storyboard) làm nền tảng để thực hiện. Các cảnh quay có thể sử dụng thường được cắt chỉnh và đánh dấu, trong khi các cảnh quay không ổn được đặt sang một bên.
Bạn sẽ phải thiết lập dòng thời gian của mình giống với bảng phân cảnh đã lên và sắp xếp tất cả các cảnh quay có thể sử dụng. Mỗi cảnh quay thường được quay lại nhiều lần, khi sắp xếp cần nhiều lần thực hiện đặt các footage vào cùng một cảnh theo trình tự. Bạn sẽ có được một video mở rộng của từng cảnh quay tiềm năng để chọn ra được video ứng ý nhất cho lần chỉnh sửa cuối cùng.
Sau khi dựng xong được bản nháp hoàn chỉnh, bạn cần sàng lọc các lựa chọn hoặc tham khảo ý kiến khách hàng, hay đạo diễn, sau đó viết ra những clip họ thích và không thích. sắp xếp lại chúng Sau đó thực hiện các bước tiếp theo hoặc sắp xếp lại theo một trật tự mới để thống nhất được kết quả ưng ý nhất.
Dựng thô
Dựng thô hay còn có thể hiểu là quá trình thực hiện bản chỉnh sửa đầu tiên, bắt tay làm việc với phần mềm. Nếu bạn là người mới bắt đầu tìm hiểu về chỉnh sửa video hay đang phân vân lựa chọn phần mềm phù hợp với nhu cầu, bạn có thể tham khảo tại đây nhé! Tuy nhiên, nếu bạn cần một công cụ chuyên nghiệp, phù hợp với mọi trình độ, cho phép bạn chỉnh sửa các video hiệu quả, thì Adobe Premiere Pro của Adobe Creative Cloud sẽ là một lựa chọn tốt dành cho bạn.
Ở giai đoạn này, không còn chỉ đơn thuần là khám phá và tổ chức các cảnh quay, mà còn liên quan đến cách kể chuyện và tạo ra một thông điệp, sử dụng các cảnh quay từ sản xuất làm nền tảng để truyền tải được mong muốn của người sản xuất. Do vậy cần phải luôn giữ được sự trao đổi tiến độ công việc với đạo diễn, nhà sản xuất và khách hàng nếu đó là dự án của họ, để thống nhất về những thay đổi cần diễn ra trước khi chỉnh sửa chuyển sang phần cắt cuối cùng.
Tinh chỉnh video
Cắt bỏ cảnh quay không cần thiết:
Sau khi loại bỏ các phân đoạn không cần thiết và thống nhất được bản dựng thô, bạn sẽ chốt phân cảnh, thực hiện tinh chỉnh video sao cho mượt mà và thu hút hơn khi được thêm vào các hiệu ứng hay kĩ thuật chuyển cảnh phù hợp.
Tuy đây chưa phải là phiên bản cuối cùng của video, sẵn sàng để phát hành, nhưng là một trong những bước quan trọng để hoàn thiện video trước khi chỉnh sửa lần cuối. Do đó giai đoạn này cũng thường được gọi là khóa hình ảnh hay khóa khung, có nghĩa là các khung trong chỉnh sửa sẽ không thay đổi theo thời gian kể từ thời điểm này.
Việc tinh chỉnh này không chỉ cố định mọi thứ, mà cũng có thể là loại bỏ đi nếu như không cần thiết, hoặc không phù hợp. Khi tất cả các cảnh được cắt và tính thời gian chính xác, trong quá trình xem lại nếu có một cảnh quay nào đó mà không hợp lí hay không đóng góp vào câu chuyện tổng thể của video, thì nó có thể bị loại bỏ.
Thêm hiệu ứng:
Cùng với đó trong khi một số cảnh bị loại bỏ, cũng có một lượng lớn nội dung được thêm vào trong giai đoạn này. Do đó, hiệu ứng chuyển cảnh sẽ giúp bạn tạo nên sự liên kết giữa các đoạn clip trở nên mượt mà và chân thực. Kèm theo đó, bạn có thể chèn thêm hiệu ứng khác : hiệu ứng hình ảnh, hiệu ứng âm thanh,... sẽ tạo nên sự độc đáo, chuyển động đặc sắc cho video của bạn. Nếu bạn chưa biết làm thế nào, bạn có thể tham khảo để có thể thêm được các hiệu ứng chuyển cảnh premiere vào video hay 16 hiệu ứng đặc sắc không thể bỏ lỡ nhé!
Chèn âm thanh
Sau khi thêm hiệu ứng hình ảnh và đồ họa, sẽ đến bước thêm và tuỳ chỉnh âm thanh cho phù hợp. Đầu tiên bạn cần lựa chọn ra được bản nhạc phù hợp với nội dung video. Lựa chọn được bản nhạc phù hợp, bạn chỉ cần tải về và chèn vào video bằng phần mềm hỗ trợ.
Premiere Pro không chỉ là một phần mềm hỗ trợ chỉnh sửa video mà nó còn được bổ sung thêm các tính năng giúp hỗ trợ chỉnh sửa âm thanh cơ bản và nâng cao ở mức độ vừa phải, giúp bạn xử lí được bản thu nhanh chóng. Bạn có thể tham khảo cách chèn nhạc cho video tại đây nhé! Ngoài ra nếu bạn cần các chức năng chỉnh sửa âm thanh nâng cao hơn có thể kết hợp sử dụng phần mềm Adobe Audition. Khi làm việc trong cùng một bộ công cụ phát triển bởi nhà Adobe bạn có thể chuyển giao dữ liệu giữa các phần mềm nhanh chóng, tiết kiệm thời gian hiệu quả trong quá trình sản xuất.
Chỉnh màu cho video
Bước cuối cùng không thể thiếu được đối với mỗi video đó chính là chỉnh sửa màu sắc. Đây là giai đoạn mà bạn cần lựa chọn được màu sắc và chất lượng của hình ảnh video để tạo ra một cái nhìn độc đáo giúp tạo nên tính cảm xúc cho video và kể câu chuyện một cách trực quan nhất. Mỗi một màu sắc lại mang một sắc thái khác nhau, khơi dậy nên cảm xúc trong tâm trí của người xem. Vì thế có thể nói, màu sắc của video là một yếu tố quan trọng không kém trong việc truyền tải câu chuyện, thông điệp cũng như thu hút người xem ở những giây mở màn đầu tiên.
Bạn có thể dễ dàng thực hiện thao tác này khi sử dụng phần mềm Premiere khi đã công cụ Color hỗ trợ. Hoặc nếu đơn giản hơn, bạn có thể sử dụng các preset màu có sẵn hay còn gọi là LUT để tạo màu sắc cho video của mình nhanh chóng. Bạn có thể tham khảo các bước thực hiện tại đây.
Xem lại hoàn thiện chỉnh sửa và xuất file:
Khi đã hoàn thành xong các công đoạn chính của hậu kì video, đừng vội vàng xuất file. Chúng ta cần đảm bảo chắc chắn chất lượng video do vậy, bạn cần xem lại video vừa chỉnh sửa xong, xét xét các yếu tố trong video đã hoàn thiện hay chưa, các phân cảnh đã ưng ý hay chưa và chỉnh sửa nốt để video trở nên tốt nhất có thể. Và nếu đã ưng ý với sản phẩm mình làm ra rồi, còn chần chừ gì mà không xuất file luôn thôi nhỉ.
Trao đổi feedback và hoàn thiện
Nếu bạn nghĩ bước này không quan trọng thì bạn đã bỏ qua một công đoạn rất cần thiết rồi đó. Ngay cả khi bạn chỉnh sửa video cho riêng mình hay cho khách hàng thì việc trao đổi feedback về sản phẩm là bước không thể thiếu. Trong quá trình trao đổi với những người có kinh nghiệm, bạn sẽ nhận ra những điểm cần khắc phục để sản phẩm của mình trở nên hoàn thiện hơn, học hỏi thêm được kỹ năng.
Hay với khách hàng, việc trao đổi này sẽ giúp bạn thấy hiểu hơn mong muốn của khách hàng và hoàn thiện ấn phẩm theo đúng mong muốn của họ. Nhờ đó quá trình hậu kì nhanh chóng hoàn thành và khép lại dự án của mình thôi nào.
Tạm kết
Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về quy trình chỉnh sửa video chuyên nghiệp. Nếu bạn yêu thích lĩnh vực dựng video và đang tìm kiếm một lộ trình học bài bản để có thể tự mình sáng tạo ra những sản phẩm ấn tượng, hãy tham khảo khóa học Premiere hoặc khoá học online tại colorME ngay nhé!